Nuôi trăn không khó như các loại động vật khác vì chúng ít hoạt động, ăn ít. Giá trị kinh tế của trăn được khai thác rất nhiều như da trăn, mỡ trăn, cao trăn, mật trăn…. Hầu như tất cả các bộ phận đều có giá trị. Để nuôi trăn thành công thì người chăn nuôi phải hiểu tập tính của nó cũng như thức ăn yêu thích của loài bò sát to lớn này. Vậy bà con nên cho trăn ăn những gì? Và cho trăn ăn như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Kỹ thuật nuôi trăn
Trăn là loài bò sát to lớn, chúng ưa sống nơi ấm, ẩm chịu được nhiệt độ cao nhưng không chịu được lạnh. Nếu bị lạnh chúng sẽ tìm chỗ để trú ẩn và ngủ đông đợi mùa hè. Do vậy, kỹ thuật làm chuồng trại nuôi chăn cần đạt tiêu chuẩn về độ rộng rãi, chắc chắn. Chuồng có thể làm bằng tre, gỗ, sắt, khe lỗ nhỏ chỉ khoảng 1 -2,5cm để trăn không thể chui qua được. Chúng rất khỏe, nếu chui qua được thì kể cả sắt 8-12 li đều có thể bị bẻ gãy.
Chuồng nuôi trăn có thể làm thành từng ô nhỏ để nhốt trăn. Nếu trăn nhỏ có thể nuôi chung khoảng 8-12 con nếu là trăn giống trọng lượng 0,5kg con. Khi trăn đã lớn thì nên nhốt riêng để chúng sống thoải mái, đặt kích thước lớn không tranh dành nhau. Thiết kế hệ thống nước uống, máng ăn, máng vệ sinh sạch sẽ để tiện lợi vệ sinh, không để chuồng bẩn.
Giống nuôi nên chọn con khỏe mạnh, nước da sáng bóng. Thức ăn cho trăn cần dựa theo tuổi nuôi của nó, tránh cho ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Thức ăn cho trăn gồm những gì?
Ngoài tự nhiên, trăn là một loại ăn tạp, chúng không từ bất kỳ loại thức ăn nào hết. Trong lúc khan hiếm thức ăn, không kiếm được mồi thì chúng có thể ăn cả động vật đã chết.
Thức ăn mà trăn có thể săn mồi ngoài tự nhiên gồm các loại động vật to lớn như nai, hoẵng, heo rừng, chồn, thỏ . Khi gặp các loại động vật nhỏ hơn như kỳ đà, rắn mối, cóc nhái, chim chuột, và các động vật nhuyễn thể chúng cũng không từ chối, miễn là vừa với miệng của chúng.
Với đặc tính ăn tạp nên khi nuôi chăn trong chuồng có thể cho chúng thức ăn dễ kiếm như gà, vịt, chim cút non…, thú có guốc nhỏ (thịt heo, bò, dê, cheo mễn…), các loài gặm nhấm (thỏ, chuột…)
Lưu ý trăn là loài động vật máu lạnh nên chúng chỉ thích ăn những loài động vật máu nóng để làm ổn định nhiệt độ cơ thể. Đặc điểm của trăn là thích săn mồi nên người chăn nuôi nên cho chúng ăn động vật còn sống, tập cho chúng săn mồi.
Cách cho trăn ăn
Cho trăn ăn cũng phải đúng kỹ thuật. Tùy vào trọng lượng của trăn, nuôi trăn giống hay trăn thịt, trăn sinh sản mà cho chúng ăn theo khẩu phần khác nhau. Nhưng đúng kỹ thuật có thể dựa vào cách cho ăn như sau.
- Trăn giống từ 1 tháng tuổi đến 0,5kg: 1 tuần cho ăn 1 lần. 1 tháng cho ăn hết 0,5kg thức ăn.
- Trăn từ 1 -5kg: 1 tháng cho ăn 2-3 lần. Mỗi lần hết 1-1,5kg thức ăn.
- Trăn từ 6-10kg: 1 tháng cho ăn 2 lần. Mỗi lần hết 1,5 -1,7kg thức ăn
- Trăn từ 10kg trở lên: 8-20 ngày cho ăn 1 lần. Mỗi lần hết 3-5kg thức ăn.
Ngoài những loại thức ăn cung cấp ở trên thì cần bổ sung thêm ác loại vitamin B1, B6, B12, C, A, D, E, PP… cho trăn.
Khi cho trăn ăn các loại động vật sống như gà, vịt, chuột thì nên thả từng con vào còn sống để chúng săn mồi và nuốt. Khi nuốt hết mới cho tiếp con thứ 2 vào.
Khi chọ trăn ăn thức ăn tươi, làm sẵn như thịt thì dùng gậy để treo thức ăn. Lưu ý là phải treo thức ăn lên, đưa đẩy di chuyển như vật sống chuyển động để trăn đớp mồi. Khi chúng đã đớp mồi thì không thọc sâu gậy vào trong miệng chúng, không rút ra ngay mà từ từ đưa gậy sang khóe miệng, để thức ăn ở lại và đưa gậy ra. Tránh để gậy làm ảnh hưởng đến khoang miệng của chúng.
Lưu ý khi nuôi trăn
Trăn là loài có thể nhịn đói được rất lâu. Ngoài tự nhiên có thể bắt gặp những con trăn hàng năm ngủ đông không ăn mà chúng vẫn không chết. Nhưng khi nuôi nhốt để lấy kinh tế thì tuyệt đối không nên cho trăn nhịn ăn mà phải cung cấp thức ăn đầy đủ dưỡng chất cho chúng lớn nhanh.
Mặc dù nhịn đói rất giỏi nhưng nhịn khát thì cực kém. Nước là yếu tố cần thiết trong đời sống cửa trăn. Chúng không cần nhiều, thường xuyên nếu trong thức ăn đã có đủ nhưng khi nuôi sau khi chúng ăn xong cần cho chúng uống nước để thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn. Những ngày hè nóng bức nên có máng nước để trăn được trầm mình giúp da khỏe mạnh và thay da được dễ dàng. Khi thiếu nước lớp vảy sừng sẽ khó bong tróc.
Chăm sóc trăn không khó, vì chúng thường có sức đề kháng rất cao, ít khi bị bệnh. Nhưng nếu cho ăn không đúng cách, chuồng mất vệ sinh thì chúng hay mắc bệnh khoang miệng, bệnh về da khó chữa. Nên chú ý kỹ thuật chăm sóc trăn đúng cách để tránh trăn bị chết. Thời gian trăn lớn lâu mà nếu để bị chết sẽ vô cùng tốn chi phí, mất lãi, mất vốn.
Chúc bà con thành công!