Rắn mối là loài bò sát sống trong tự nhiên, trong vườn nhà, dưới các lùm cây bụi rậm tại các vùng thôn quê. Thịt rắn mối là đặc sản rất được ưa chuộng tại các nhà hàng, quán nhậu tại các tỉnh miền Nam. Do nhu cầu của thị trường tiêu thụ rắn mối ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình đã chuyển hướng sang mô hình chăn nuôi này. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ gửi tới bà con chi tiết kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản.
Tag: Vật Nuôi Làm Giàu
Giá rắn mối thịt và giá rắn mối giống. Trang trại bán rắn mối giống trên cả nước
Rắn mối, hay thằn lằn bóng, là một loài bò sát có vảy, hình dáng giống kỳ nhông và thằn lằn nhưng mập mạp hơn, cổ ngắn, chi nhỏ, kích thước dưới 35cm. Thịt rắn mối thơm ngon, dai, có giá trị dinh dưỡng cao và được ví như một vị thuốc Đông Y. Rắn mối thường được thu bắt trong tự nhiên, nhưng số lượng không nhiều nhất là vào mùa nắng và chỉ xuất hiện ở các vùng nông thôn, nên mô hình nuôi rắn mối được coi là giải pháp để cung cấp nguồn thịt rắn mối cho thị trường. Nếu bà con có ý định đầu tư vào mô hình nuôi rắn mối, xin mời tham khảo bảng giá rắn mối thịt và rắn mối giống, cũng như địa chỉ bán rắn mối giống trên cả nước được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Chi phí đầu tư trang trại bò sữa. Một số nông trại bò sữa điển hình
Chăn nuôi gia súc lấy sữa nói chung và chăn nuôi bò sữa lấy riêng là một ngành nông nghiệp từ rất lâu đời, sữa là ngành kinh doanh cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, để thu được năng suất cao nhất từ ngành chăn nuôi này đòi hỏi diện tích đất đai đồng cỏ rộng lớn, đầu tư vốn nhiều trong mua con giống, nhập khẩu thức ăn chất lượng cho bò, các loại thuốc thú y… cho đến thiết bị chuồng trại, kỹ thuật nuôi, chuyển giao công nghệ từ các nước khác.
Vì vậy, các hộ chăn nuôi, muốn thu được lãi lớn từ bò sữa thì cần bắt tay với các doanh nghiệp kinh doanh sữa để đảm bảo đầu ra của sản phẩm sữa, hoặc vay vốn từ địa phương. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bà con có cái nhìn toàn cảnh về chi phí đầu tư sản xuất trang trại bò sữa, và một số nông trại bò sữa điển hình.
Giá lợn giống Móng Cái. Kỹ thuật nuôi lợn Móng Cái đạt hiệu quả kinh tế cao
Lợn Móng Cái là giống lợn nội thuần chủng có xuất xứ từ tỉnh Quảng Ninh và phân bố đầu tiên tại các địa phương vùng Đông Bắc nước ta. Do tính chất dễ thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, khả năng tăng trưởng, sinh sản và nuôi con rất tốt của lợn Móng Cái, nên giống lợn này dần dần được phát triển rộng rãi tại nhiều tỉnh thành trên cả nước và trở thành giống lợn nội được ưa chuộng nhất hiện nay.
Lợn Móng Cái tạo ra thịt thành phẩm rất thơm ngon. Tuy nhiên lợn nuôi lâu lớn, tỷ lệ nạc thấp, năng suất không được cao. Vậy nên các hộ chăn nuôi thường dùng lợn Móng Cái để làm nái nền lai với các giống lợn đực ngoại để cho con lai F1 nuôi lấy thịt. Mô hình nuôi lợn Móng Cái không hề phức tạp, mời bà con theo dõi kỹ thuật nuôi và giá lợn Móng Cái giống được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Mô hình nuôi lợn sạch VietAP: Thức ăn cho lợn, Cách làm chuồng, Phòng bệnh,…
Với tình trạng thực phẩm bẩn, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, dùng các chất cấm trong quá trình chăn nuôi được bày bán tràn lan trên thị trường như hiện nay, những mô hình chăn nuôi cho sản phẩm sạch rất được khuyến khích và có thị trường đầu ra rộng mở. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu về tiềm năng của mô hình nuôi lợn sạch, cũng như kỹ thuật nuôi lợn sạch đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.
Giá thành lợn (heo) nái giống. Địa chỉ mua lợn nái giống uy tín trên toàn quốc
Trong số các ngành chăn nuôi, nuôi lợn nái là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều tâm huyết và công sức từ người nuôi, bởi lẽ kỹ thuật chăm sóc lợn sinh sản và lợn con mới ra đời cần sự tỉ mỉ, chăm chút về thời gian và tiêu tốn nhiều tiền của. Để giúp bà con có hình dung rõ ràng và chuẩn bị tốt hơn trước khi đầu tư vào ngành chăn nuôi này, chúng tôi đã tổng hợp giá cả của một số loại lợn nái giống, cũng như một số địa chỉ bán lợn nái sinh sản uy tín.
Cách nuôi chim nhồng. Kĩ thuật nuôi chim nhồng khoa học, nhanh nói
“Sáo Đá”. Chúng ta chắc không xa lạ gì với chim Nhồng và khả năng bắt chước tiếng người tài tình của chúng. Chính nhờ khả năng kỳ diệu này mà Nhồng là loại chim được rất nhiều người chơi ưa chuộng và là một trong 5 loài chim cảnh nói tiếng người được nuôi nhiều nhất bên cạnh chim Sáo, chim Cưỡng, chim Quạ và chim Két. Nuôi chim Nhồng không tốn nhiều thời gian chăm sóc, tuy nhiên để chim có tuổi thọ lâu, khỏe mạnh và có thể nhái thành thục giọng con người, người nuôi cần hiểu về đặc tính sinh sống của chúng. Nếu bạn muốn biết kỹ thuật nuôi chim Nhồng đem lại hiệu quả cao thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về chim Nhồng
Tại nước ta, Nhồng sinh sống và phân bố ở những vùng có địa thế và khí hậu phù hợp với chúng như ở vùng cao nguyên Lạng Sơn, vùng núi đá vôi và rừng nguyên sinh ở Quảng Bình hay các khu rừng Phước Long, Chơn Thành, Bù Long, Bù Đốp…
Mô hình & Kỹ thuật chăn nuôi lợn hộ gia đình hiệu quả, năng suất cao
Tại nước ta, ngành chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình vẫn là hình thức phổ biến do chi phí đầu tư thấp, phù hợp với năng lực kinh tế hộ gia đình nông thôn, và nguồn thức ăn được tận dụng từ phụ phẩm sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, vì giá cả các sản phẩm chăn nuôi luôn giữ ổn định, nên ngành chăn nuôi mà đặc biệt là nuôi lợn theo mô hình trang trại gia đình đã có sự phát triển nhanh tại các địa phương trên cả nước.
Chăn nuôi phát triển nóng cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy trong đó có tình trạng giá cả lên xuống thất thường, phụ thuộc nhiều vào thương lái. Những tháng cuối năm 2016, thị trường chứng kiến sự tuột dốc và cả chạm đáy của giá thịt lợn hơi trên cả nước, khiến nhiều hộ chăn nuôi lao đao. Vì vậy, bà con cần thay đổi tư duy, đầu tư phát triển mô hình để việc chăn nuôi ổn định, bền vững, hướng tới những sản phẩm sạch và an toàn. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một mô hình chăn nuôi lợn hiệu quả cho năng suất cao mời bà con tham khảo.
Kỹ thuật nuôi ngỗng thịt. Thức ăn cho ngỗng thịt. Cách làm chuồng nuôi ngỗng,…
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn chóng lớn, ít mắc bệnh lại cho thịt ngon, thơm và quan trọng là mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều hộ chăn nuôi ưa chuộng. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi vì đặc thù là loài ăn tạp nhưng thức ăn cho ngỗng nuôi thịt chủ yếu là rau cỏ, ít cần đến lương thực nên kỹ thuật nuôi cũng tương đối đơn giản. Ngỗng có khả năng tăng trọng rất nhanh. Sau 3 – 4 tháng, ngỗng thường đạt trọng lượng 4 – 4.5kg, các giống ngỗng ngoại có thể lên tới 4.5 – 5kg. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con chi tiết kỹ thuật nuôi ngỗng thịt: cách chọn ngỗng giống, thức ăn cho ngỗng theo từng giai đoạn, cách làm chuồng nuôi ngỗng thịt và phòng bệnh cho đàn ngỗng.
Những năm gần đây, nhu cầu ngỗng thịt cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trên thị trường rất lớn, thương lái tìm đến tận nhà để thu mua. Đây là ngành chăn nuôi có rất nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên để ngỗng lớn nhanh, cho thịt chất lượng và nhất là thu được hiệu quả kinh tế cao nhất, bà con có thể tham khảo Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng cho năng suất cao được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Kỹ thuật nuôi đà điểu thịt: chuồng nuôi, thức ăn, phòng bệnh,…
Đà điểu là giống chim hoang dã được thuần hóa thành vật nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều loại khí hậu: nóng, lạnh, khô, ẩm cũng như nhiều loại địa hình: vườn đồi, trang trại, đồng cỏ, vùng cát. Đà điểu là con vật mang lợi ích kinh tế rất cao, từ thịt, trứng, da tới lông đều có thể mang về nguồn thu nhập cho bà con. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi đà điểu chi tiết, bao gồm cách chọn đà điểu giống, làm chuồng nuôi, thức ăn, phòng bệnh cho đàn đà điểu,…