Trong khi rất nhiều thanh niên ở nông thôn muốn rời quê lên phố để kiếm sống, để lập nghiệp thì không ít người học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ lại quyết định về quê để kinh doanh. Đa số những đối tượng như vậy đều thành công. Lý do là họ tìm được mặt hàng kinh doanh phù hợp ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu sử dụng rất lớn ở khu vực đông dân này. Vậy, những mặt hàng kinh doanh gì ở nông thôn đang phát triển tốt?
Tag: Làm Giàu Từ Chăn Nuôi
Giá ngỗng thịt và ngỗng giống. Các loại ngỗng giá trị kinh tế cao
Chi Ngỗng (danh pháp khoa học là Anser) bao gồm ba loại lớn: ngỗng trời, ngỗng xám và ngỗng trắng. Chi Ngỗng phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu. Vào mùa hè, một vài loài cư trú và sinh sản ở những môi trường ẩm ướt và thưa cây cối vùng cận Bắc cực và ôn đới lạnh, một vài loài sinh sản xa hơn về phía nam ở vùng ôn đới ấm. Vào mùa đông, chúng di trú về phía nam.
Hiện nay chi Ngỗng được coi chứa 10 loài còn sinh tồn. Trong đó loài có kích thước lớn nhất là ngỗng xám cân nặng 2.5 – 4.1kg, loài nhỏ nhất là ngỗng Ross nặng 1.2 – 1.6kg. Chi Ngỗng có đặc điểm chung là chân màu hồng/da cam, mỏ màu hồng/da cam/đen. Chúng có lông bụng và mặt trên lông đuôi màu trắng. Cổ, thân, cánh có màu xám/trắng. Ngỗng sống trong tự nhiên là loài ăn cỏ ở các vùng đất lầy lội, nhưng cũng có thể kiếm ăn ở các vùng đất khô. Nhờ các chân màng nên chúng bơi lội rất tốt, khi bơi chúng thường lặn cắm đầu xuống để tìm kiếm các loại cỏ mọc trong nước. Các cặp ngỗng sinh sản thường sống chung cả đời. Mỗi lần ngỗng mẹ đẻ 3 – 8 trứng và ấp trong vòng 21 – 30 ngày.
Kỹ thuật nuôi dúi thương phẩm. Thức ăn cho dúi. Cách làm chuồng dúi
Con dúi (hay còn được gọi là chuột nứa, chuột tre hoặc con Don) được xem là một loại đặc sản vì thịt ngon, mát và rất nhiều đạm. Loại thực phẩm này luôn có giá cao và ổn định trong nhiều năm qua. Chính vì vậy, mô hình nuôi dúi hiện nay đang là hướng đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, để mô hình này thành công bà con cần phải nắm rõ các kỹ thuật nuôi dúi, hiểu rõ tập tính sinh trưởng của loài vật này.
Mô hình nuôi ba ba làm giàu. Nông dân làm giàu nhờ nuôi ba ba
Bắt đầu phát triển mạnh trên phạm vi cả nước từ hơn một thập kỷ qua, nghề nuôi ba ba đã mang lại cuộc sống sung túc cho nhiều vùng quê. Với những nỗ lực của bản thân và sự “ủng hộ” của môi trường khí hậu, nhiều gia đình đã làm giàu, trở thành tỷ phú nông dân từ mô hình nuôi ba ba thương phẩm, ba ba sinh sản. Dưới đây là một số mô hình nuôi ba ba làm giàu tiêu biểu của các hộ gia đình trên cả nước.
Cách nuôi chim cút đẻ trứng. Làm giàu từ mô hình nuôi chim cút sinh sản
Trứng cút và thịt chim cút là loại thực phẩm bổ dưỡng rất được người Việt Nam ưa chuộng. Từ nhu cầu cao của người tiêu dùng, mô hình nuôi chim cút sinh sản đã và đang được nhân rộng trên toàn quốc, giúp nhiều gia đình cải thiện đời sống kinh tế và vươn lên làm giàu. Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con cách nuôi chim cút đẻ trứng đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất.
Cách nuôi chim cút đẻ trứng
Chuồng nuôi chim cút
Hiện nay, chim cút chủ yếu được nuôi theo mô hình công nghiệp với hệ thống chuồng trại khép kín từ khi nhập giống đến khi xuất bán. Chuồng nuôi chim cút đẻ được chia thành 2 khu vực:
- Lồng úm: Đây là khu vực để nuôi chim non, lồng úm có kích thước tùy thuộc vào diện tích trang trại. Tuy nhiên thường nằm ở mức trung bình khoảng 1.5x1x0.5m (dài x rộng x cao) và chân lồng cao 0.5m. Khung lồng làm bằng thép hoặc gỗ và vây bằng lưới thép ô vuông 1x1cm.
- Lồng chim lớn: Thiết kế lồng theo kích thước khuyến nghị là 1x2x0.5 (dài x rộng x cao) để nuôi 20 – 25 chim cút mái. Loại lồng này có thể đặt trực tiếp lên nền nhà hoặc đặt trên khung gỗ với độ dốc khoảng 3 độ để trứng lăn ra khi chim đẻ, đáy lồng làm bằng lưới mắt nhỏ đủ để phân lọt qua và chim dễ di chuyển. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm vì chim cút hay nhảy nên dễ bị tổn thương phần đầu.
Mô hình nuôi lươn làm giàu. Kỹ thuật nuôi lươn năng suất cao
Với nhu cầu về thịt lươn luôn ở mức cao và giá thịt ổn định, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế lại cao, nhiều bà con nông dân ở các tỉnh thành đã phát triển thành công mô hình nuôi lươn làm giàu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công nghệ nhân giống lươn phát triển đã tạo ra những giống lươn năng suất cao, sức đề kháng mạnh. Điều này khiến cho nghề chăn nuôi lươn ngày càng ít rủi ro, đồng thời tạo thuận lợi cho việc chuyển hướng mô hình nuôi lươn nhỏ lẻ sang nuôi thương phẩm quy mô lớn. Để có sự khởi đầu tốt nhất, bà con cần nắm rõ kỹ thuật nuôi lươn với những nội dung cụ thể dưới đây.
Kỹ thuật nuôi lươn khoa học
Chọn lươn giống
Mặc dù, đã được bà con ở nhiều vùng đầu tư nuôi, nhưng những kiến thức, nghiên cứu về loài vật này rất ít, do đó rất khó cho bà con muốn tìm hiểu thông tin cũng như nâng cao kỹ thuật trong quá trình nuôi.
Mô hình nuôi vịt trời làm giàu. Vốn đầu tư, lợi nhuận từ trang trại nuôi vịt trời
Cùng với một số loài chim hoang dã, vịt trời đã được con người thuần hóa thành loài gia cầm phổ biến, nhân giống để chăn nuôi theo hướng thương phẩm. Thịt vịt trời ngon, chắc và có chất lượng dinh dưỡng cao nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, tại một số tỉnh phía Bắc và miền Tây Nam Bộ đã có khá nhiều mô hình nuôi vịt trời thành công, giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, cải thiện rõ rệt về kinh tế, thay đổi bộ mặt nhiều làng quê nghèo trên cả nước.
Nuôi thỏ làm giàu. Những nông dân làm giàu từ chăn nuôi thỏ
Thỏ là một trong những vật nuôi có giá trị kinh tế cao hiện nay. Kỹ thuật nuôi thỏ không quá phức tạp, không tốn nhiều diện tích, lại không cần nhiều vốn như nuôi bò, dê hay lợn nên hiện đang được nhiều hộ gia đình trên cả nước chăn nuôi để phát triển kinh tế. Nhờ nuôi thỏ, nhiều gia đình đã thoát nghèo, làm giàu, vươn lên trở thành những tấm gương phát triển kinh tế nông nghiệp. Dưới đây là những tấm gương nuôi thỏ làm giàu nổi tiếng khắp cả nước.
Những nông hộ làm giàu từ nuôi thỏ
1. Ông Phạm Ngọc Xuân – TPHCM
Năm 2003 sau khi đàn gia cầm – nguồn kinh tế chính bị cơn bão cúm H5N1 quét sạch, ông Phạm Ngọc Xuân (quận 12, TP. HCM) đã được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 24 con thỏ giống và ông bắt đầu nuôi thỏ từ đó. Sau gần 10 năm gầy dựng, hiện tại ông đang có hơn 200 con thỏ sinh sản và khoảng 1000 con thỏ thịt. Tuy nhiên, do yêu cầu về điều kiện nuôi ông không nuôi thỏ thịt cùng chỗ với thỏ sinh sản mà có trại nuôi riêng ở tận tỉnh Bến Tre.
Nuôi chim bồ câu làm giàu. Những mô hình làm giàu từ chăn nuôi chim bồ câu
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm dần được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Hàng loạt hộ gia đình trên cả nước đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ nuôi chim bồ câu. Sau đây là những “triệu phú bồ câu” điển hình nhất cả 3 miền đất nước.
Những mô hình nuôi chim bồ câu làm giàu
1. Anh Nguyễn Xuân Tiến – Bắc Ninh
Đến với “vùng đất Quan Họ”, bà con nông dân kể nhau nghe rất nhiều về anh nông dân Nguyễn Xuân Tiến đã đổi đời với mô hình nuôi bồ câu Pháp. Trang trại của anh Tiến nằm ở thôn Đạo Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Mô hình nuôi dê thịt làm giàu. Vốn đầu tư & lợi nhuận từ trang trại nuôi dê
Khi nhắc đến chăn nuôi gia súc, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến trâu, bò, lợn ít ai nghĩ đến dê. Thực tế hiện nay, dê là một trong những vật nuôi đang và sẽ là mối quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Trong khi thị trường thịt bò, lợn đang biến động phức tạp thì giá thịt dê lại khá ổn định thậm chí nhu cầu về các sản phẩm từ dê được dự báo là sẽ tăng trong tương lai. Chính vì nhận thấy nhu cầu gia tăng đó, nhiều hộ đã không ngần ngại tăng đàn dê và đầu tư kỹ thuật kỹ lưỡng cho các khâu sản xuất. Kết quả đã có rất nhiều hộ dân trở nên khấm khá từ việc chăn nuôi dê này.
Những Nông Dân Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Dê
Anh Đoàn Văn Hồng – Tiền Giang
Một trong những hộ nuôi dê làm giàu điển hình là Tổ trưởng của Tổ hợp tác chăn nuôi dê Tân Hòa – Gò Công Đông, Tiền Giang – anh Đoàn Văn Hồng (ở ấp Giống Lãnh 2, Gò Công Đông, Tiền Giang).