Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!
Home Blog Page 6

Lợn rừng ăn gì? Các loại thức ăn cho lợn rừng

Nuôi lợn rừng hiện nay là hướng đi của nhiều trang trại và hộ gia đình, nhất là các hộ kinh doanh có lợi thế về địa hình gần thiên nhiên hoang dã. Việc đánh bắt lợn rừng tự nhiên hầu như không còn, trong khi nhu cầu của thị trường là rất lớn. Chính vì vậy, nuôi lợn rừng trở thành mô hình chăn nuôi làm giàu của nhiều bà con nông dân. Nuôi lợn rừng thành công yếu tố tiên quyết là thức ăn. Vậy nên cho lợn rừng ăn gì để đặt năng suất và chất lượng thịt tốt cao nhất. Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây.

Lợn rừng ăn gì? Các loại thức ăn cho lợn rừng. Cách cho lợn rừng ăn

Các giống cỏ nuôi dê. Hướng dẫn cách trồng cỏ nuôi dê

Tự trồng và chăm sóc các loại cỏ ngon, giàu chất dinh dưỡng để nuôi dê sẽ giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí chăn nuôi, công chăm sóc và dê lớn nhanh, mau xuất chuồng. Hiện nay, có rất nhiều giống cỏ nuôi dê dễ trồng, đảm bảo có hàm lượng dinh dưỡng cao. Chỉ cần có cách chăm sóc tốt thì sẽ cho thu hoạch nhiều năm.

Các giống cỏ nuôi dê tốt nhất. Cách trồng cỏ nuôi dê năng suất cao

Cách nuôi rùa nước ngọt. Thức ăn và bể nuôi rùa nước ngọt

Rùa nước ngọt đang rất được yêu thích trong nhiều gia đình. Một bể thủy sinh cùng những chú rùa nhìn đáng yêu, nhỏ nhỏ xinh xinh sẽ làm cho không gian nhà trở nên sinh động và thú vị hơn. Kỹ thuật nuôi rùa nước ngọt không quá phức tạp, nhưng phải chú ý đặc biệt tới thức ăn và chất lượng môi trường sống. Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết cho người mới!

Rùa nước ngọt ăn gì? Cách nuôi rùa nước ngọt. Bể nuôi rùa nước ngọt

Kỹ thuật nuôi rùa nước ngọt

Rùa nước ngọt là loại dễ chăm sóc hơn rùa cạn vì chúng sống trong môi trường thân thuộc của tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng quan sát chúng hơn trong bể cá cảnh của mình. Để có thể nuôi rùa sống lâu, khỏe mạnh thì nên chú ý các vấn đề sau:

1. Bể nuôi rùa nước ngọt

Những loài rùa nước thường có kích thước không quá lớn, khoảng 5 – 40cm. Do vậy, bể nuôi chúng cũng không cần quá lớn nhưng phải đảm bảo rộng rãi so với cơ thể của rùa. Kích thước hợp lý là chiều dài gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa, chiều rộng gấp 2 – 3 lần kích thước của rùa.

Vị trí để bể nuôi rùa nên để khu vực nhiệt độ ổn định như phòng khách hay gần cửa ra vào nếu diện tích nhà ở hẹp. Tránh để ở pòng điều hòa nơi nhiệt độ thay đổi liên tục dễ khiến rùa bị bệnh, ốm chết.

2. Điều kiện bể nuôi

a. Chất lượng nước

Bên cạnh bể nuôi rùa thì nước là vấn đề rất quan trọng. Mặc dù rùa rất cần nước nhưng bể không cần xả nước đầy mà chỉ cần ngập cao gấp 3 – 4 lần kích thước của rùa. Nước phải sạch và xử lý đúng cách. Nên phơi nắng nước ít nhất 1 ngày để nước bay hết clo để rùa sinh sống.

b. Nhiệt độ

Rùa là loại động vật không chịu được lạnh. Nếu lạnh quá thì chúng sẽ có xu hướng ngủ đông khá buồn tẻ. Để rùa luôn khỏe mạnh thì nên để nhiệt độ mức 23 – 30 độ C là hợp lý. Tuy nhiên, mỗi loại rùa lại thích hợp sống ở điều kiện khác nhau nên bạn cần nghe tư vấn của shop bán hàng trước khi thiết kế bể nuôi rùa cảnh.

c. Thiết kế bể nuôi

Thiết kế môi trường trong bể cá nên có cây thủy sinh, cây trang trí sao cho giống với tự nhiên để rùa sống thoải mái. Trong bể cần có một khu vực cạn bằng cành cây hay hòn đá nhô lên để rùa leo lên để thở. Các phụ kiện nuôi rùa thường bán ở các shop bán rùa cảnh rất nhiều.

Tuyệt đối không tự chế đồ trang trí bằng xi măng hoặc đá vôi vì nó ảnh hưởng đến nguồn nước, làm nước có độ PH cao ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa.

Để giúp rùa khỏe mạnh cần thiết kế đèn chiếu sáng để sưởi ấm cho rùa vào mùa đông. Cũng cần có các thiết bị lọc nước đảm bảo vệ sinh nguồn nước thường xuyên để tránh rùa bị bệnh. Nên áp dụng thay nước từ từ khoảng 20% mỗi tuần.

Rùa nước ngọt ăn gì? Cách nuôi rùa nước ngọt. Bể nuôi rùa nước ngọt

Thức ăn cho rùa nước ngọt

Thức ăn cho rùa rất đa dạng vì chúng là loại ăn tạp. Ngoài tự nhiên rùa tự tìm kiếm các sinh vật phù du, tôm tép nhỏ để ăn. Ngoài ra chúng còn có thể ăn các loại cây cỏ mà chúng yêu thích. Đặc thù của chúng là chậm chạp nên khả năng tìm kiếm được thức ăn rất kém. Nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng thường ăn nhiều một lần để dự trữ cho các lần sau.

Với việc nuôi nhốt trong bể cá thì chúng ta có thể chủ động cung cấp thức ăn cho chúng. Những thức ăn cho rùa nước ngọt dễ kiếm như các loại côn trùng nhỏ, cá nhỏ. Nên cho ăn khi thức ăn còn tươi sống, chất lượng giàu protein cho rùa.

Ngoài ra còn thức ăn công nghiệp được chế biến sẵn cho rùa như cám viên, thức ăn cho cá cảnh. Những loại thức ăn có sẵn này khi thả xuống nước sẽ nổi lên và rùa ngoi lên đớp mồi. Mỗi loài rùa đều có các thức ăn yêu thích khác nhau, bạn nên tham khảo cửa hàng bán để biết loại thức ăn chi tiết.

Ngoài bổ sung chất đạm, protein thì bạn đừng quên cung cấp chất xơ là rau xanh và trái cây. Một số loại trái cây rùa nước thích ăn là táo, dưa hấu, lê, chuối. Bạn nên cho rùa ăn đa dạng các loại thức ăn khác nhau giúp chúng thích nghi tốt, không bị kén ăn và sống trong điều kiện gia chủ khó tìm được thức ăn chúng yêu thích.

Cách rùa nước ngọt ăn

  • Khi cho rùa ăn bạn chú ý cho chúng ăn từ từ, từng ít một. Mỗi lần chúng ăn hết một miếng thì mới cho miếng tiếp theo. Mặc dù rùa ăn tạp, ăn nhiều một lúc nhưng bạn không nên vì thế mà cho chúng ăn thoải mái.
  • Rùa con trong giai đoạn phát triển thì cần cho ăn thường xuyên nhưng rùa trưởng thành, rùa già thì chỉ cần 2-3 ngày mới cần cho ăn một lần.
  • Mỗi lần cho ăn không quá 20 phút là có thể căn được chúng đã no bụng.
  • Trong bể nuôi rùa bạn nên thiết kế một khu vực rành riêng cho rùa ăn. Như vậy có thể bỏ thức ăn vào để chúng ăn, nếu không ăn hết thì xử lý thu gom luôn tránh làm bẩn nguồn nước.
  • Rùa khá nhạy cảm với thức ăn có tính hàn nên bạn không nên cho chúng ăn các loại rau riếp cá hay rau má sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của rùa.
  • Rùa không cần cung cấp tinh bột như chó hay mèo.

Nuôi rùa cảnh rất dễ vì chúng không tốn nhiều thức ăn, chi phí thì cực rẻ và tuổi thọ cao. Bạn có thể làm bạn với chúng rất lâu đủ để khó tách rời.

>> Mời mọi người tham khảo thêm bài viết:

Giá rùa nước ngọt các loại. Các cửa hàng bán rùa nước ngọt

Nuôi thú cưng là xu hướng của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Bên cạnh các chú chó mèo thì động vật thủy sinh, như rùa nước ngọt đang là vật nuôi được nhiều người ưa chuộng vì dễ nuôi và giá rẻ. Hiện nay, có nhiều rùa trong nước và nhập khẩu để người nuôi lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các bạn bảng giá rùa nước ngọt, và các cửa hàng bán rùa nước ngọt giá rẻ, uy tín trên cả nước. 

Giá rùa nước ngọt. Cửa hàng bán rùa nước ngọt ở Hà Nội, TPHCM giá rẻ

Cách pha trộn thức ăn cho gà. Công thức trộn cám cho gà

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thì cũng cấp đầy đủ nguồn thức ăn là rất quan trọng. Gà cần có khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì mới lớn nhanh, siêu thịt, siêu trứng mang lại lời cao cho bà con chăn nuôi. Muốn cung cấp khẩu phần ăn hợp lý thì bà con cần biết cách phối trộn thức ăn (cám) cho gà khoa học theo công thức hợp lý, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của gà. 

Cách pha trộn thức ăn cho gà. Công thức trộn cám cho gà đẻ, gà thịt

Sâm Ngọc Linh trồng được ở đâu? Kỹ Thuật trồng sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là một trong những giống sâm quý, có chất lượng hàng đầu trên thế giới. Việc môi trường sống của sâm Ngọc Linh ở khu vực núi cao đã khiến cho chúng luôn ở tình trạng khan hiếm. Các nhà khoa học đã có nhiều năm nghiên cứu, đưa ra hướng dẫn về những vùng miền đủ điều kiện để trồng sâm Ngọc Linh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bà con những thông tin quý giá này, và những kỹ thuật cơ bản để trồng sâm Ngọc Linh. 

Sâm Ngọc Linh trồng được ở đâu? Kỹ Thuật trồng sâm Ngọc Linh

Cách làm trong nước hồ cá ngoài trời. Xử lý nước hồ cá cảnh

Làm trong nước trong hồ cá ngoài trời là vấn đề mà rất nhiều người nuôi cá cảnh, thủy sinh quan tâm. Hồ cá ngoài trời rất cần sự tự nhiên, rộng đủ để cá phát triển nhưng đòi hỏi quá trình quản lý và chăm sóc đúng cách để nước không bị vẩn đục. Nếu nước trong hồ bị đục, bị nhiều rong rêu thì cần xử lý ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm trong và xử lý chất lượng nước hồ cá ngoài trời hiệu quả. 

Cách làm trong nước hồ cá ngoài trời. Cách xử lý nước hồ cá ngoài trời

Hướng dẫn cách tự làm chế phẩm sinh học Amino, IMO

Cụm từ chế phẩm sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trồng trọtchăn nuôi. Hầu như các loại chế phẩm sinh học hiện nay đều được làm sẵn, bán ra thị trùng dùng được ở cả hai ngành. Tuy nhiên, những người nông dân giỏi, tỉ mỉ và cẩn thận hoàn toàn có thể tự làm chế phẩm sinh học để chăm sóc cây trồng vật nuôi, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. Dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ chia sẻ tới bà con cách tự làm chế phẩm sinh học tại nhà.

Cách tự làm chế phẩm sinh học Amino từ cá, IMO từ gạo cho cây trồng

Giá tôm kiểng, cua kiểng. Các cửa hàng bán tôm, cua kiểng uy tín

Thú chơi các loại thủy sinh làm cảnh đang là mốt rộ lên những năm gần đây. Các loại thú cưng như chó mèo, thỏ, bọ ú đã trở nên rất quen thuộc rồi. Hiện nay, nhiều dân chơi đã tìm đến những loại tôm, cua cảnh với mẫu mã cực đẹp và cực dễ nuôi. Dưới đây là giá các loại tôm kiểng, cua kiểng phổ biến hiện nay. Và các cửa hàng bán tôm, cua kiểng uy tín trên cả nước. 

Giá tôm kiểng, giá cua kiểng. Bán tôm, cua kiểng Hà Nội, TPHCM

Giá chế phẩm sinh học các loại. Nơi bán chế phẩm sinh học

Sử dụng chế phẩm sinh học thay thế các loại thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật hay kháng sinh cho vật nuôi mang lại hiệu quả rất cao. Giúp hạn chế tối ưu dịch bệnh, ô nhiễm đồng thời nâng cao chất lượng cây trồng vật nuôi. Trên thị trường có nhiều loại chế phẩm sinh học với giá bán khác nhau cho bà con lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bà con giá các loại chế phẩm sinh học phổ biến, và các cửa hàng bán chế phẩm sinh học uy tín tại Hà Nội và TPHCM. 

Giá chế phẩm sinh học. Nơi bán chế phẩm sinh học tại Hà Nội, TPHCM


Bài Viết Mới Nhất