Nuôi heo nái là một kỹ thuật nuôi không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt đối với bà con vừa mới chăn nuôi. Để có thể gây giống thành công một con heo nái cũng như để chúng sinh sản mẹ tròn con vuông đòi hỏi quá trình chăm sóc rất kỹ càng. Những trường hợp heo nái đang mang thai bỏ ăn hoặc bỏ ăn sau sinh thì cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.
>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:
- Kỹ thuật chăn nuôi heo nái. Nhận biết heo sắp đẻ. Cho heo ăn gì để có nhiều sữa?
- Cách làm chuồng heo nái. Thiết kế và kích thước chuồng nuôi lợn nái
- Giá thành lợn (heo) nái giống. Địa chỉ mua lợn nái giống uy tín trên toàn quốc
- Giá bã hèm bia làm thức ăn chăn nuôi. Nơi bán bã bia làm thức ăn chăn nuôi
I. Nguyên nhân và cách chữa heo nái bỏ ăn trong thời kỳ mang thai
Giá heo nái trên thị trường thường rất cao vì chúng có nhiệm vụ nhân giống. Nếu như heo nái chết, số lượng giảm sút thì chắn chắn giá lợn trên thị trường sẽ có biến động. Thực tế hiện nay, dich tả lợn châu Phi chưa dứt điểm đã khiến nhiều trang trại vườn không chuồng trống gây thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn, khiến thị trường thịt lợn trở nên khan hiếm cao.
Các trang trại đang chăn nuôi lợn phải tuyệt đối chú ý chăm sóc lợn thật cẩn thận chu đáo, đặc biệt đối với lợn nái, lợn nái đang mang thai và sau sinh. Không ít tình trạng diễn ra lợn nái đang mang thai bỗng dưng bị sốt, bỏ ăn. Nếu gặp phải những tháng đầu tiên thì càng nguy hiểm, nguy cơ sẩy thai cao nên cần phát hiện chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân để heo nái bỏ ăn, bị sốt thường khá nhiều như bị nhiễm trùng máu, bệnh thương hàn, vi rút gây hội chứng rối loạn tiêu hóa, sinh sản hô hấp. Chỉ có bác sĩ thú y chuyên nghiệp hoặc phải qua xét nghiệm thì mới phát hiện được nguyên nhân. Đối với bà con khi chưa được bác sĩ tư vấn thì có thể sơ cứu tạm thời bằng cách cho uống hoặc tiêm Vitamin C, hạ sốt kèm một số kháng sinh chuyên dụng dành cho lợn theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Một số hiện tượng thông thường nếu bỏ ăn do thay đổi môi trường thức ăn thì cần kiên nhẫn theo dõi và để lợn thích ứng dần. Có thể tăng cường thức ăn xanh như rau, bèo thêm vào khẩu phần ăn, bổ trợ thêm các loại VTM như A, D, E.
Lợn nái mang thai cần được tiêm phòng đầy đủ cụ thể như sau:
- Mang thai tuần thứ 10: SFV (dịch tả).
- Mang thai tuần thứ 12: E.coli lần 1 + FMD (LMLM) (3 type hoặc 2 type).
- Mang thai tuần thứ 14: E.coli lần 2.
Định kỳ vaccine AD (giả dại) tổng đàn nái và đực vào tháng 4, 8, 12 trong năm.
II. Cách chữa heo nái bỏ ăn sau khi sinh
Heo nái sau sinh bỏ ăn là dấu hiệu bất thường rất quan trọng vì nó còn đang trong giai đoạn cho con bú hoặc cần lại sức. Heo có thể bị bệnh nên mới dẫn đến việc bỏ ăn đột ngột. Bà con nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường như:
- Mắt đỏ: Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm, đặc biệt có kèm theo sốt, heo thở hồng hộc, có chảy nước dãi.
- Heo đi lại không yên: Heo nái sau sinh có thể tăng động, đi lại không yên, đứng nằm liên tục cũng là do khó chịu trong cơ thể.
- Cơ quan sinh dục chảy dịch sẫm, lẫn máu. Nguyên nhân có thể do sót nhau.
Chăm sóc heo nái sau sinh cần kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện heo bị sót nhau cần gọi bác sĩ thú y tiêm kích thích để tống nhau ra ngoài. Bác sĩ sẽ hỗ trợ thêm các loại thuốc tương ứng để đảm bảo lợn mẹ có thể khỏi hoàn toàn. Trường hợp lợn mẹ sốt do sữa quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng thì vệ sinh chuồng trại, tiêu diệt vi trùng, mầm bệnh bằng biodine, bioclean pha loãng với tỷ lệ 5ml/lít nước phun đều quanh chuồng. Nên bấm răng nanh lợn con tránh làm tổn thương vú mẹ sau sinh. Cần nhặt hết nhau thai để lợn mẹ không ăn vào dễ gây bệnh sốt sữa.
Phòng bệnh cho heo nái sau sinh là rất quan trọng. Nó cần được thực hiện ngay từ khi trước sinh. Heo nái chuẩn bị sinh thường được tách sang một chuồng khác nên cần dọn dẹp vệ sinh chuồng trước sinh thật cẩn thận. Heo nái cần được tắm rửa trước sinh để bước vào giai đoạn sau sinh với tinh thần thật thoải mái, sạch sẽ. Khi đỡ đẻ cho heo nái bà con cần chú ý theo dõi quá trình sinh có thuận lợi hay không, nhau thai có được ra hết hay không. Dọn sạch nhau để heo mẹ không ăn phải nhau mất vệ sinh. Tốt nhất nếu không có kinh nghiệm nên nhờ người tư vấn trong quá trình đỡ đẻ và chăm sóc heo mẹ sau sinh.
Thức ăn cung cấp cho heo mang thai, trước sinh khoảng 1 tháng và sau sinh cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, tăng lượng hơn so với bình thường vì heo mẹ cần có sức khỏe để nuôi dưỡng đàn con, có sữa cho con bú. Đặc biệt là sắt và caxi giúp heo mẹ có thể nuôi đàn con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Thường xuyên cho heo ăn thức ăn có nhiều canxi, phốt pho, tắm nắng, đặc biệt là một tháng trước khi lợn đẻ; cung cấp vitamin D cho lợn bằng cách pha trộn vào thức ăn liều lượng 2ml/con/ngày.
Phòng tránh bệnh và chữa bệnh cho heo nái đang mang thai, sau sinh bỏ ăn thực tế không có gì quá khó khăn nếu bà con đã học hỏi kiến thức và chuẩn bị tinh thần thật vững vàng. Chúc bà con chăn nuôi thành công.