Có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, gà Đông Tảo (một trong những giống gà Tiến Vua) là giống gà quý hiếm có chất lượng thịt giòn ngon, thơm bổ. Với lợi ích kinh tế cao, mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần chủng đang được rất nhiều hộ chăn nuôi mạnh tay đầu tư phát triển. Nhiều gia đình đã vườn lên làm giàu bền vững từ con gà Đông Tảo với số vốn đầu tư không quá lớn.
I. Đặc điểm gà Đông Tảo giống thuần chủng
Vì nhu cầu cao nên có rất nhiều giống gà Đông Tảo lai được rao bán trà trộn trên thị trường. Để tránh mua phải gà lai tạp, bà con hãy lưu ý 4 đặc điểm gà Đông Tảo thuần chủng dưới đây.
- Màu lông: gà mái có 3 màu chính (màu sữa, màu lá chuối khô và màu cà phê)
- Chân hoặc cựa gà: chân gà Đông Tảo thuần lúc nào cũng có 4 ngón, phân chia đều ra 4 phía, rất ít cựa.
- Đầu: đầu hình gộc tre, mí mắt thường gục xuống
- Bộ lông: mã lĩnh đen bóng và mã lĩnh vàng hanh
Đối với gà Đông Tảo giai đoạn nhỏ hơn 4 – 5 tuần tuổi rất khó để biết được đâu là giống thuần chuẩn, do đó cách duy nhất là đặt mua ở những nơi cung cấp giống được tin tưởng về chất lượng.
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên, các bạn có thể nhìn vào phần chân của chúng. Màu sắc đôi chân của gà Đông Tảo thuần chủng thường có màu đỏ, giống lai thì màu vàng là chiếm đa số. Loài thuần chủng có đôi chân gồ ghề, toàn bộ chân được bao bởi 1 lớp vảy xù xì, không đồng nhất về hình dạng và kích thước
Trọng lượng: gà Đông tảo thuần chủng khi được 3 tháng tuổi mỗi con có thể nặng 1,5 kg, khi trưởng thành có thể nặng tới 6 kg/con, gà lai có trọng lượng nhẹ hơn, khi trưởng thành tối đa nặng được 3,5 kg/con. Bề mặt chân gà lai ít xù xì hơn và bé hơn.
II. Những nông dân làm giàu từ nuôi gà Đông Tảo
Rất nhiều hộ thành công với mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo này. Dưới đây là một số mô hình nuôi gà Đông Tảo làm giàu điển hình ở Việt Nam.
1. Anh Tuấn – Trảng Bom, Đồng Nai
Một trong những cơ sở chăn nuôi cung cấp gà Đông Tảo hàng đầu cả nước là trang trại anh Tuấn ở Trảng Bom, Đồng Nai.
Cách đây 9 năm, anh Tuấn có cơ hội làm quen với giống gà tiến vua mới này, anh đã đem lòng say mê và quyết tâm theo đuổi loài gia cầm còn lạ lẫm này. Trải qua nhiều thất bại nhưng không nản chí, giờ đây anh Tuần đã có cơ ngơi khang trang nhờ vào việc chăn nuôi giống gà này.
Mỗi năm trang trại nhà anh cung ra thị trường gần 3.500 con. Anh vừa cung gà thịt vừa cung gà giống. Tính đến năm 2016, thu nhập hàng tháng của anh Tuấn không dưới 100 triệu đồng.
2. Trang trại bà Quỳnh – Hưng Yên
Vì Hưng Yên là cái nôi của giống gà Đông Tảo, do đó không lạ gì khi ở xứ sở này có rất nhiều hộ làm giàu từ mô hình nuôi giống gà quý hiếm này. Điển hình là trang tại của bà Quỳnh.
Số lượng xuất chuồng của trang trại bà Quỳnh mỗi năm khoảng gần 2.500 con bao gồm cả gà thịt, gà giống, gà để biếu tặng/dùng làm cảnh. Thu nhập mỗi năm của bà sau khi đã trừ đi hết các loại chi phí gần 450 triệu đồng.
2. Chị Hoa – Nghệ An
Mô hình nuôi gà Đông Tảo điển hình nữa là hộ của chị Hoa ở Đô Lương, Nghệ An. Với tuổi đời con trẻ, tuy nhiên tầm nhìn của chị thì lại rất xa. Nhận thấy được việc chăn nuôi gà Đông Tảo mang lại lợi nhuận rất cao, chị đã không ngần ngại bỏ tiền để khởi nghiệp bằng mô hình chăn nuôi này.
Học hỏi, tìm tòi kinh nghiệm, kiến thức trong hơn 3 năm với không ít thất bại, chị Hoa giờ đã có kinh tế ổn định. Với tổng quy mô đàn 500 con (trong đó 100 con mái, 100 con thịt, 300 con giống) đã đem lại cho chị Hoa nguồn thu trung bình khoảng 50 triệu đồng/tháng.
III. Kết Luận
Với một số minh họa trên, có thể thấy mô hình nuôi gà Đông Tảo này hoàn toàn có thể giúp người dân thoát được sự khó khăn về kinh tế thậm chí là có thể vươn lên để làm giàu nếu kiên trì theo đuổi, gắn bó với giống gia cầm đang được bảo tồn này.