Mô hình nuôi lươn làm giàu. Kỹ thuật nuôi lươn năng suất cao


Với nhu cầu về thịt lươn luôn ở mức cao và giá thịt ổn định, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế lại cao, nhiều bà con nông dân ở các tỉnh thành đã phát triển thành công mô hình nuôi lươn làm giàu. Đặc biệt, trong những năm gần đây, công nghệ nhân giống lươn phát triển đã tạo ra những giống lươn năng suất cao, sức đề kháng mạnh. Điều này khiến cho nghề chăn nuôi lươn ngày càng ít rủi ro, đồng thời tạo thuận lợi cho việc chuyển hướng mô hình nuôi lươn nhỏ lẻ sang nuôi thương phẩm quy mô lớn. Để có sự khởi đầu tốt nhất, bà con cần nắm rõ kỹ thuật nuôi lươn với những nội dung cụ thể dưới đây.

Kỹ thuật nuôi lươn. Cách nuôi lươn hiệu quả. Mô hình nuôi lươn làm giàu

Kỹ thuật nuôi lươn khoa học

Chọn lươn giống

Mặc dù, đã được bà con ở nhiều vùng đầu tư nuôi, nhưng những kiến thức, nghiên cứu về loài vật này rất ít, do đó rất khó cho bà con muốn tìm hiểu thông tin cũng như nâng cao kỹ thuật trong quá trình nuôi.

Trước đây, ở khu vực ĐBSCL vào mùa nước lên, bà con tập trung đánh bắt lươn ngoài tự nhiên. Hằng năm vào mùa lũ, lươn sinh sản nhiều, bà con thu gom trứng, lươn bột hay lươn giống về để ấp và ươm nuôi. Tuy nhiên, ngày nay lươn ngoài tự nhiên đã giảm dần và ngày một khan hiếm do việc khai thác bừa bãi cũng như vấn đề không kiểm soát được lượng thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường. Chính vì điều này mà bà con không thể chủ động được nguồn giống để sản xuất quy mô lớn.

Trước tình hình này, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã nghiên cứu thành công và cho ra đời giống lươn được sinh sản theo hình thức bán nhân tạo. Điều này đã giúp cho bà con chủ động hơn về nguồn giống, giảm tỷ lệ hao hụt, chất lượng con giống đồng đều và khỏe mạnh hơn.

Kỹ thuật nuôi lươn. Cách nuôi lươn hiệu quả. Mô hình nuôi lươn làm giàu

Về điều kiện lươn giống cần đạt các yêu cầu:

  • Nên chọn những con có màu vàng sẫm, trơn, nhớt và không bị xây xát.
  • Trọng lượng lươn giống đồng đều, cỡ giống thả thích hợp trung bình 50 con/kg
  • Mật độ con giống trung bình 45 con/m2

Bể nuôi lươn (nuôi trong bể lót bạt)

Lươn có thể được nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau, một trong những cách nuôi lươn hiệu quả nhất là nuôi trong bể lót bạt. Đây là mô hình nuôi lươn phù hợp với những gia đình có ít hoặc không có đất sản xuất nông nghiệp. Xác định vị trí để thiết kế bể nuôi là yếu tố quan trọng trước tiên mà bà con phải đặc biệt chú ý.

Nên lựa chọn những ví trí có nền cao, hướng nắng, khu vực nuôi phải gần nguồn nước (sông, kênh, rạch) và phải đảm bảo có bể nước sạch cung cấp cho bể nuôi.

Tùy theo quy mô và điều kiện kinh tế của từng hộ mà kích thước bể nuôi được thiết kế sao cho phù hợp. Trung bình khoảng 10-30m2. Chiều cao khoảng 1m, phần đáy có thể phủ lên 1 lớp đất và lót bạt nilong chắc chắn ở dưới, tránh để lươn thoát ra ngoài.

Kỹ thuật nuôi lươn. Cách nuôi lươn hiệu quả. Mô hình nuôi lươn làm giàu

Nên thả thêm lục bình, rau cỏ các loại tạo ra môi trường tự nhiên thực sự để lươn có thể sống và sinh trưởng tốt. Sau khi đã đào bể nuôi, hộ nên bơm nước vào, ngâm để bỏ hết những lượng hóa chất trong đất. Không nên đổ nước quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của lươn.

Một số điều kiện cần được đáp ứng trong bể nuôi:

  • pH: 6,5-8
  • Nhiệt độ: 23 – 280C
  • Oxy hòa tan: 2mg/lít
  • NH3<2mg/lít

Thức ăn cho lươn

Nguồn thức ăn nuôi lươn đa phần là các loại thức ăn còn tươi sống, như các loại ốc, cua, cá tạp (70%). Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thêm cho lươn ăn các loại thức ăn công nghiệp (30%).

Nên trộn thêm men tiêu hóa, Vitamin C để tăng sức đề kháng cũng như giúp lươn nhanh nhẹ hơn trong việc săn bắt mồi. Nếu dùng cá tạp để cho lươn ăn, nên làm ruột và rửa sạch, xay nhuyễn (hoặc cắt nhỏ).

Kỹ thuật nuôi lươn. Cách nuôi lươn hiệu quả. Mô hình nuôi lươn làm giàu

Thời điểm cho ăn thích hợp là những buổi chiều mát. Thường xuyên theo dõi liệu lượng ăn của lươn để điều chỉnh cho phù hợp, tránh đổ thừa thức ăn ra môi trường sống của lươn, dễ bị ô nhiễm.

Khẩu phần ăn lúc đầu là 3% trên tổng trọng lượng của lươn nuôi, những ngày sau cứ 3 ngày tăng lên thêm 10%, sau 2 tháng tăng thêm 15%, từ tháng 6 cho đến khi thu hoạch thì giảm xuống còn 2-3%.

Cách chăm sóc lươn

Trước khi thả nuôi, bà con nên cho lươn vào bể dưỡng để tập thích nghi với môi trường mới. Thời điểm này đừng vội cho lươn ăn, đợi đến khi lươn đã ổn định, hết hao hụt mới bắt đầu cho ăn.

Để quản lý tốt chất lượng nước trong bể phòng tránh lươn nhiễm bệnh, người chăn nuôi nên định kỳ thay nước 1-2 ngày/lần, mỗi lần thay 80% lượng nước trong bể. Đặc biệt, trong bể phải có cống thoát tràn, để thuận lợi cho việc thay nước cũng như điều hòa các yếu tố môi trường cần thiết bên trong bể.

Định kỳ khoảng 10 ngày, dùng vôi bột hòa với nước, liều lượng khoảng 10-20g/m3 nước.

Bà con nên thường xuyên theo dõi hoạt động của lươn, nếu phát hiện lươn bệnh phải cách ly và điều trị kịp thời.

Kỹ thuật nuôi lươn. Cách nuôi lươn hiệu quả. Mô hình nuôi lươn làm giàu

Thời gian đầu khi vừa thả vào bể nuôi, lươn hay bị “sốc môi trường”, hay bệnh sốt nóng. Biểu hiện là thải nhiều nhớt, xoắn mình vào nhau và ngoi đầu lên mặt để thở, nếu để nặng lươn có thể bị xuất huyết và chết hàng loạt.

Cách điều trị kịp thời: Nên thay nước, pha muối 2-3% tắm lươn trong 2-3 phút hoặc trộn hỗn hợp Flo-Doxy 2cc/kg vào thức ăn, cho lươn ăn liên tục trong 3-4 ngày.

Thường lươn giống cỡ 50-60 con/kg thì sau 6 tháng là đã có thể xuất bán.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

2 COMMENTS

  1. Tôi muốn nuôi lươn đẻ mà không hiểu nhiều . xin hỏi có ai giúp đỡ tôi không ?

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here