Hồ tiêu là một tỏng những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Chính vì vậy những năm gần đây diện tích trồng tiêu đang gia tăng đáng kể. Kỹ thuật trồng hồ tiêu có khá nhiều loại khác nhau và được phân biệt bằng các trụ tiêu. Mỗi trụ tiêu có ưu nhược điểm khác nhau nhưng ngày nay đa số bà con đã sử dụng trụ tiêu bê tông để canh tác cây hồ tiêu. Bài viết dưới đây sẽ phân tích các ưu, nhược điểm và kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông.
Ưu, nhược điểm của trồng tiêu trên trụ bê tông
Cây tiêu hay còn gọi là hồ tiêu là một giống cây đến từ Ấn Độ, ban đầu mọc hoang trong rừng, là loại cây dây leo bám bằng rễ tương tự như cây trầu không. Để cây có thể phát triển được thì phải thiết kế một nơi cho cây tiêu bám vào. Ngoài tự nhiên, tiêu tự leo lên các cây thân gỗ, vách đã để sinh sống. Trong canh tác cây nông nghiệp thì bà con đã thiết kế các trụ tiêu cho cây tiêu leo lên. Trụ tiêu thường là cọc cây gỗ, trụ gạch, cọc bê tông, hoặc một loại cây thân gỗ như muồng, keo, vông…
Hiện nay, bà con thường chuộng sử dụng trụ bê tông là trụ tiêu vì chúng có ưu điểm là:
- Nguyên liệu là trụ bê tông đơn giản, dễ kiếm
- Thiết kế trụ bê tông có thể sử dụng vĩnh viễn, tiết kiệm chi phí
- Sử dụng luôn để cho tiêu leo lên, không mất thời gian chờ đợi
- Trụ tiêu chết không có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu
- Mật độ trụ dày khoảng 2000 trụ / ha, nâng cao năng suất cho bà con.
Trồng tiêu trên trụ bê tông vẫn có nhược điểm như vốn đầu tư mới đầu khá lớn, về lâu dài thì trụ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây vì nắng nóng và thấm nước kém, nhiệt độ trụ cột cao. Trụ chỉ có thể xây dựng kích thước tương đối, nếu làm trụ cao sẽ dễ bị đổ.
Tuy nhiên, xét về những lợi ích mà kỹ thuật này đem lại vẫn là vượt trội so với các nhược điểm. Do vậy mô hình này đã được nhân rộng và gần như trở thành tiêu chuẩn ở khắp các vùng trồng tiêu ở Tây Nguyên và nhiều nước trồng tiêu lớn trên thế giới như Ấn Độ, Indonesia,….
Kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông
Mặc dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhưng nếu có kỹ thuật trồng tiêu tốt thì bà con hoàn toàn có thể khắc phục được. Trồng tiêu sẽ mang đến lợi nhuận ổn định khi mức giá tiêu khô dao động từ 80.000 – 200.000đ/kg. Cây tiêu cho thu hoạch khá lớn nhưng nhược điểm của nó là dễ mắc bệnh, thường là các bệnh về rễ do nấm và vi khuẩn, nhanh chóng lan thành dịch bệnh làm thiệt hại lớn. Do vậy, bà con cần nắm vững kỹ thuật trồng tiêu hiệu quả ngay từ đầu.
Thực hiện kỹ thuật trồng tiêu áp dụng các kiến thức sau:
1. Đất trồng tiêu
Khi chọn canh tác tiêu thì bà con cần sử dụng và cải tạo đất sao cho màu mỡ, giàu dinh dưỡng, tơi xốp và không có nhiều sỏi đá. Đất trồng cần đạt độ PH là 5,5 – 7.0, dưới 4.0 cây thường còi cọc, dù có bón nhiều phân cũng không cải thiện được.
Cây tiêu không ưa nước nên đất phải được đảm bảo có khả năng thoát nước, chống ngập úng hiệu quả. Nếu đất đã từng trồng cây khác như cà phê, ca cao thì phải cày xới lại, phơi nắng để giảm các mầm bệnh.
2. Mật độ trồng tiêu
Tùy vào diện tích trồng tiêu là nhiều hay ít mà trồng tiêu với mật độ thích hợp. Thông thường với kỹ thuật trồng tiêu trên trụ bê tông bà con nên áp dụng Trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m. Như vậy 1ha có thể sử dụng 1600 trụ bê tông.
Sử dụng trụ bê tông trồng được nhiều tiêu hơn là trụ sống vì trụ sống cần có diện tích để phát triển hơn.
3. Chọn giống tiêu
Các giống tiêu được trồng hiện nay chủ yếu là Tiêu vĩnh linh, tiêu trâu, tiêu Sri Lanka, tiêu trâu Malaysia, tiêu Ấn Độ, tiêu Lộc Ninh… Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Nhưng bà con có thể trồng 2-3 loại tiêu trên cùng diện tích đều được vừa để đa dạng nguồn hàng cung cấp đồng thời phòng tránh bị mất mùa tất cả diện tích tiêu.
4. Xuống giống
Trước khi xuống giống bà con phải tiến hành đâò hố trồng tiêu. Một trụ có thể đào thành 2 hố 2 bên trụ hoặc một hố một bên trụ và đặt bầu tiêu vào các hố. Tâm hố cách trụ khoảng 25cm. Bà con bổ sung 20-25kg phân hữu cơ (phân chuồng hoai mục là tốt nhất) + 0,3 – 0,5kg lân + khoảng 1 thìa canh bột nấm đối kháng Trichoderma để cây tiêu con phát triển tốt nhất.
Bà con nên xuống giống vào thời điểm đầu mùa mưa, hoặc trước khi mùa mưa kết thúc 1 tháng. Khi đặt cây con vào hố thì đặt nghiêng về phía trụ để cây leo được tốt hơn. Nhẹ nhàng lấp đất và tưới nước ngay khi đã san lấp bầu tiêu xong tránh để cây bị chết héo.
5. Chăm sóc cây tiêu
Cây tiêu cần tưới nước thường xuyên nhưng không cần nhiều, không cần tưới đẫm nước vì chúng cũng không ưa nước nhiều. Khi tưới cần tưới thẳng vào gốc, nhẹ nhàng tránh làm hỏng bộ rễ của tiêu.
Khi tiêu bắt đầu bám vào trụ thì dùng dây buộc nhẹ nhàng vào trụ để cố định, tránh để cành lan xuống đất. Những cành còi cọc, không có khả năng phát triển thì cắt tỉa để tập trung dưỡng chất cho cành tốt hơn.
Mỗi năm bón phân hữu cơ 20-30kg/trụ + 0,5kg phân lân một lần. Bên canh đó là phân vô cơ NPK tổng hợp 100-200g/trụ, bón ít nhất 6 lần/năm. Phân vi lượng thì phun trực tiếp vào lá 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
Để cây tiêu phát triển tốt nhất bà con chú ý nên thường xuyên dọn cỏ quanh gốc, không trồng xen kẽ với các loại cây khác tránh các loại cây tranh giành dinh dưỡng của nhau.