Nấm rơm là loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, dễ trồng, thu hoạch nhanh và có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hiện nay, nhiều cơ sở, hộ gia đình áp dụng kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới đem lại hiệu quả thu hoạch, lợi ích kinh tế vô cùng cao. Vậy làm cách nào để trồng nấm rơm theo mô hình này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bà con kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới cho năng suất cao.
Kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới
Đối với mô hình trồng nấm rơm kiểu mới khi thực hiện chúng ta cần trải qua 5 bước cơ bản như sau:
1. Chọn địa điểm
Chọn nơi đất thoáng mát, thoáng nước tốt; tránh nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sẽ làm ảnh hưởng đến tơ nấm; không nơi chọn đất chất mô nấm trước đó tránh mầm bệnh lây lan; 100 cộng rơm chỉ cần 1500m2 đất; trồng nấm không cần đậy nhưng phải hạn chế ánh sáng.
2. Chọn rơm – ủ rơm
Chọn rơm: Không nên chọn rơm quá mục hay bị cháy rầy,…Nên chọn những loại rơm tốt, chất lượng ổn định để nấm sinh trưởng nhanh.
Ủ rơm: Chọn kích thước mô ủ chiều ngang khoảng 2m, chiều cao 1,5m, chiều dài tùy vào lượng rơm ủ. Sau đó, ta tiến hành chất thành từng lớp cao 2-3 tất tưới nước dậm dẻ rồi tiếp tục chất rơm đến khi rơm có độ cao khoảng 1,5m; tiến hành đảo rơm trong vòng 7 ngày, cần ủ rơm chín đều; khi ủ có thể rải thêm vôi bột vào để xử lí đất và cho rơm mau chín (Ủ rơm là khâu quan trọng để có được năng suất cao).
* Chú ý: Khi chất rơm ủ nên dậm xung quanh đống rơm, giữa đống rơm ủ nên dậm sơ và tưới nước, chủ yếu làm tăng nhiệt độ trong đống rơm ủ.
3. Chọn meo giống
Meo giống thường được mua trên thị trường (ở các cửa hàng nông nghiệp), khi mua chú ý các đặc điểm sau:
- Quan sát thấy tơ mọc thẳng, nhánh tơ phân phối đều khắp bịt có màu trắng, có hình lông chim.
- Mật độ đóng tơ dày, ngửi có mùi nấm rơm.
- Không nên chọn những bịt meo có mùi chua, nhiễm mốc, đáy bịt ước nhảo, hư thối.
Một bịt meo có thể sử dụng cho 3-4 mét mô. Nếu 2 bịt meo tốt như nhau, ta bóp bịt nào cứng hơn thì rải dài hơn, bịt mềm nên rải khoảng 2 mét mô. Khi rải nên bẻ meo nhẹ nhàng không được bóp vò mạnh tay.
>> Tham khảo thêm bài viết: Các trang trại bán meo nấm rơm uy tín trên cả nước
4. Chất mô nấm
Sau khi rơm ủ chín, ta tiến hành chất mô; loại bỏ lớp rơm ngoài xung quanh đống rơm; rơm ủ lấy ra cuộn tròn tém gọn 2 đầu lại, đường kính cuộn rơm 2-3 tất; chất thành giồng nối tiếp sau đó ém rơm xung quanh và bắt đầu rải meo; đậy lại một lớp rơm mỏng khoảng 0,5cm phủ lớp meo lại; tiến hành chất mô dọc theo chiều gió để cân bằng nước ổn định cho nấm phát triển.
5. Chăm sóc để nấm phát triển
Tưới nước cho đống rơm một ngày một lần bằng máy bơm, mô tơ, thùng gắn búp sen, máy phun,…Nên tưới lượng nước vừa phải để cân bằng độ ẩm. Khi tưới nước có thể kết hợp thêm thuốc dưỡng nấm như thuốc HVP (3lít/1000mét mô), phun thuốc HQ201, Atonik lên nấm để nấm lớn nhanh, sử dụng thêm thuốc trừ mạt và dùng Sumithion trước khi rải meo.
6. Thu hoạch nấm rơm
Chất mô từ 10-13 ngày thì có thể thu hoạch. Khi rơm phát triển ổn định và đủ kích thước nên bắt đầu thu hoạch rơm vào 2 lần sáng chiều. Lúc thu hoạch nên lấy nấm kĩ càng, tránh bỏ sót. Năng suất bình quân 1,8-2,2kg/mét mô. Sản lượng thu được chủ yếu dựa vào quy trình ủ rơm, nếu rơm ủ chín đều năng suất thu được vô cùng cao.
>> Tham khảo thêm bài viết: Mô hình và kỹ thuật trồng nấm rơm truyền thống
Khó quá à