Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có nguồn dinh dưỡng cao và là món ăn phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Tùy vào điều kiện tự nhiên và kinh tế mà bà con có thể áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng khác nhau như nuôi trong ao, hồ thông thường, nuôi thương phẩm công nghiệp, nuôi thâm canh hay nuôi bán thâm canh,… Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào bà con cũng cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Cách làm ao nuôi
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng có thể là hình vuông, chữ nhật hay tròn. Có nguồn nước sạch, độ pH phải đạt từ 6 trở lên. Diện tích phù hợp trung bình 5.000 m2.
Trang bị hệ thống quạt tạo dòng chảy để tăng lượng oxy cho tôm, tạo dòng chảy và thu gom chất thải.
Cũng giống như nuôi các loài thủy sản khác, trước khi thả tôm nuôi, bà con cần cải tạo ao nuôi: tháo sạch nước trong ao nuôi, phơi ao từ 7 – 10 ngày , cho nước vào để tiêu độc khử trùng ao bằng vôi sống ngâm ao trong 4 – 5 ngày. Tiến hành rửa ao: xả hết nước có vôi sống, bơm vào xả ra thêm 2 lần nữa. Sau đó, cho nước vào ao với độ sâu 1,8 – 2,2 m. Bà con bắt buộc phải thực hiện bước này nếu không muốn con tôm của mình mắc bệnh sau này.
Cách chọn và thả giống tôm thẻ
Chọn giống
Bà con nên chọn những nơi cung cấp giống có uy tín, có nguồn gốc tôm bố mẹ rõ ràng và nếu có thể bà con nên đem tôm giống đi xét nghiệm để loại những bệnh phổ biến trên tôm.
Chọn con giống có kích thước đồng đều, lanh lẹ, thân dài (khoảng 1 cm).
Thả giống
Trước khi thả giống, bà con nên ngâm các bọc tôm giống trong nước ao nuôi khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ và giúp tôm thích nghi dần với môi trường mới.
Thời điểm thả tôm tốt nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát (tránh ánh nắng mặt trời).
Mật độ thả giống từ 80 – 100 con/m2.
Chăm sóc và theo dõi ao tôm
Chăm sóc
Cho tôm ăn bằng thức ăn công nghiệp ngay sau khi thả giống 1 ngày. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, số lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm nuôi.
Khẩu phần ăn phù hợp bà con có thể áp dụng:
- Ngày đầu tiên: 1,2 – 1,5 kg/100.000 con giống
- Từ 2 – 7 ngày tuổi: tăng thêm 400 gr/ngày
- Từ 1 – 2 tuần tuổi: tăng thêm 500 gr/ngày
- Từ 2 – 4 tuần tuổi: tăng thêm 600 gr/ngày
- Từ 2 tháng tuổi cho đến khi thu hoạch:
– Điều chỉnh lượng thức ăn trong ngày, hạn chế tối đa lượng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước trong ao, dễ phát sinh dịch bệnh cho tôm.
– Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn, hệ số thức ăn tối đa đối với tôm thẻ chân trắng là 1,3.
* Lưu ý:
2 tuần sau khi thả giống cho đến khi thu hoạch, cần sử dụng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản trong danh mục thuốc được phép lưu hành theo quy định để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, gan và cung cấp các vitamin, khoáng viên với 1 lượng cần thiết giúp tôm nuôi tăng cường sức đề kháng.
Sau khi phối trộn, loại thức ăn bổ sung nay được bao bọc bởi 1 trong các loại như dầu mực, dầu cá hoặc các sản phẩm thương mại có tính năng kết dính khác. Liều dùng từ 15 – 20 gr/kg thức ăn.
Theo dõi ao tôm
Quản lý môi trường ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì con tôm rất nhạy cảm với môi trường sống.
Cần hạn chế những biến động bất lợi của môi trường để tạo điều kiện cho tôm nuôi có sức đề kháng tốt, chống chọi được với mầm bệnh để sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong quá trình nuôi tôm, việc phòng bệnh cho tôm là vô cùng quan trọng, còn trị bệnh là giải pháp cuối cùng của tình thế. Cách phòng ngừa như sau:
- Khi trộn thức ăn nên dùng bao tay.
- Dụng cụ chăn nuôi của từng ao nên để riêng rẻ để tránh sự lây nhiễm từ ao này sang ao khác
- Thường xuyên kiểm tra độ kiềm và nông độ canxi, magie trong ao. Nếu có sự thay đổi cần xử lý ngay trước khi nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con tôm.
Rất có ích cho những người nuôi tôm chưa có kinh nghiệm