Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tắc kè sinh sản ở miền Bắc


Tắc kè là một loài động vật tự nhiên và đã được nghiên cứu là một loại dược liệu quý giá. Trước đây, tắc kè tự nhiên rất nhiều nhưng do đánh bắt quá nhiều khiến số lượng sụt giảm. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tắc kè vẫn rất lớn nên nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi đã bắt tắc kè tự nhiên về để thuần hóa, nuôi để làm thương phẩm và sinh sản nhân giống. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi tắc kè ở miền Bắc. 

Kỹ thuật nuôi tắc kè ở miền Bắc. Thức ăn cho tắc kè. Chuồng nuôi tắc kè

Công dụng của tắc kè

Thịt tắc kè có tính ôn tính nên có tác dụng làm giảm mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chữa nhiều chứng ho. Trong y học nó còn làm để làm thuốc tăng cường thận, sinh lý, giúp trẻ em tắng sức đề kháng. Tắc kè có thể làm thức ăn và thuốc đều có công dụng tốt cho sức khỏe.

Từ giá trị dinh dưỡng của chúng mà mô hình chăn nuôi tắc kè đang rất phát triển. Nó giúp các hộ dân, cơ sở chăn nuôi nhanh chóng làm giàu.

Kỹ thuật nuôi tắc kè ở miền Bắc

Để có thể nuôi tắc kè thành công thì các hộ chăn nuôi phải biết rõ tập tính ăn uống, môi trường sống sinh sản của chúng để có thể chăm sóc một cách tốt nhất. Trong đó cần đảm bảo các kỹ thuật cơ bản sau:

1. Cách làm chuồng nuôi tắc kè

Tắc kè là loài động vật bậc thấp, khó thuần hóa nên môi trường nuôi phải thiết kế gần giống với môi trường tự nhiên nhất. Tập tính của chúng vân là thích làm một hang tổ quen thuộc, không ưa rời khỏi chỗ cũ nên cần thận trọng khi thuần chủng và nuôi chúng. Nên làm chuồng chắc chắn, cố định để tránh phải chuyển chỗ mới gây khó khăn.

Nên làm chuồng theo cách sau:

  • Quây chuồng bằng lưới nilon hoặc lưới sắt mắt cáo đường kính mắt lưới 0,3cm. Kích thước Dài 3m- rộng 2m- cao 2m.
  • Thiết kế cửa cao người có thể đi qua dễ dàng để thuận tiện chăm sóc.
  • Bên trong chuồng đặt những cây có thân gỗ to, hoặc ống tre nứa cho chúng leo trèo và đẻ trứng.

Khi chuồng đã hoàn thành thì bắt đầu thả những cặp tắc kè giống gần đến độ tuổi sinh sản để chúng làm quen với môi trường sống mới nhanh chóng hơn. Chọn con đực và con cái bằng cách phân biệt lỗ huyệt con đực to, lồi, con cái thì lép. Dùng tay bóp vào chỗ phồng gốc đuôi, bộ phận con  đực có gai giao cấu lòi ra mầu đỏ thẫm.

2. Thức ăn của tắc kè

Tắc kè là loại hoạt động ăn uống về ban đêm. Do vậy, ban ngày bà con chỉ cần cho chúng ăn ít hoặc không ăn, cung cấp đồ ăn vào tối muộn. Trong chuồng đặt sẵn các máng nước bằng tre cho chúng uống.

Thức ăn của tắc kè là sâu bọ, gián, muỗi, ruồi, nhện và các loài bọ cánh cứng khác. Đặc biệt chúng có thể ăn được dế mèn, một loại côn trùng được khá nhiều nơi mua để bán làm thương phẩm, dế mèn con loại được bán cho các hộ chăn nuôi tắc kè làm thức ăn cho tắc kè.

Để tiết kiệm nguồn thức ăn cho tắc kè thì hộ chăn nuôi nên nuôi luôn dế mèn cho chúng ăn. Như vậy có thể kiểm soát nguồn thức ăn sạch , không bị dịch bệnh tắc kè sẽ khỏe mạnh, nhân đàn nhanh, đặc biệt là đỡ được một khoản chi phí không nhỏ.

Kỹ thuật nuôi tắc kè ở miền Bắc. Thức ăn cho tắc kè. Chuồng nuôi tắc kè

3. Chăm sóc tắc kè sinh sản

Thời gian sinh sản của tắc kè là tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hàng năm. Mỗi lần đẻ từ 6 – 8 quả trứng, chúng đẻ liên tục trong nhiều năm, sau 2 – 3 tháng thì trứng nở. Kinh nghiệm để ghép đực cái thành công và cho tỉ lệ trứng nở cao là 1 đực và 4 cái trong một chuồng.

Tắc kè con thường làm chung tổ với bố mẹ, chúng chỉ rời khỏi đàn khi tổ quá chật. Do vậy, để nhân giống nhanh và để chúng sinh sản tốt thì nên tách đàn thành các chuồng để môi trường sinh sống được thoải mái hơn.

4. Thu hoạch tắc kè

Sau khi nuôi khoảng 12 tháng có thể thu hoạch được với tắc kè. Tách tắc kè trưởng thành và con có thể làm thịt được để thu hoạch.

Với con tắc kè sống thì mổ bụng, bỏ hết ruột gan, dùng que căng rộng ra để phơi nắng hoặc sấy khô. Các cơ sở chế biến sẵn tán tắc kè khô thành bột để trộn với mật ong để ăn. Tắc kè tươi sống có thể làm sạch, chặt khúc ướp gia vị để nấu cháo.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here