Rắn ráo trâu có độc không? Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu ở miền Bắc


Nuôi rắn không phải là ngành chăn nuôi xa lạ ở các tỉnh thành nước ta, nhất là ở miền Bắc. Bên cạnh các loại rắn to để lấy da, thì nuôi rắn ráo trâu (hay rắn hổ trâu, hổ hèo) thương phẩm được nhiều người lựa chọn. Đây là loài rắn dễ nuôi, ít bệnh và cho năng suất cũng như giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên thì rắn ráo trâu có độc không? Nuôi có nguy hiểm không? Và kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu như thế nào? Mời bà con tham khảo trong bài viết dưới đây!

Rắn ráo trâu có độc không? Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu ở miền Bắc

Rắn ráo trâu có độc không?

Nuôi rắn độc có lẽ ít người dám vì nó khá nguy hiểm, đòi hỏi người nuôi phải am hiểu về rắn, có kinh nghiệm xử lý sự cố nhanh, hiệu quả. Thay vào đó nuôi một số loại rắn cho thương phẩm, không độc là lựa chọn thông minh và an toàn hơn cả. Rắn ráo trâu là một loại rắn như vậy, nó không hề có độc.

Trong danh sách đỏ các loại động vật cần được bảo vệ thì rắn ráo trâu có trong danh sách đó. Nó còn có các tên gọi khác như rắn hổ trâu, long thừa, hổ vện, thuộc họ rắn hổ. Đặc điểm của loại rắn này thịt rất ngon và ngọt thường là món đặc sản có mặt ở các nhà hàng sang trọng, nhất là khu vùng núi du lịch phía bắc.

Món ăn từ rắn hổ trâu có nguồn dinh dưỡng cao, đặc biệt là có nhiều công dụng trong y học, dùng để ngâm rượu chữa một số bệnh hiệu quả. Rất nhiều hộ kinh doanh đã lựa chọn động vật này để chăn nuôi, cung cấp ra thị trường làm giàu nhanh chóng.

Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu ở miền Bắc

Trước khi tiến hành nuôi rắn ráo trâu  bà con chăn nuôi cần phải nắm vững kỹ thuật nuôi hiệu quả. Rắn thuộc loài bò sát máu lạnh nên chúng thường có tập tính ngủ đông mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Chính vì vậy, cần nắm vững tập tính của chúng giúp nuôi chúng mau lớn và xuất chuồng nhanh chóng.

Kỹ thuật nuôi rắn cần nắm vững các kiến thức cơ bản như sau:

1. Chuồng nuôi rắn ráo trâu

Chuồng nuôi rắn là khâu đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu nuôi rắn. Nếu chuồng không đảm bảo đúng kỹ thuật sẽ khiến rắn sống không thoải mái, dễ bị chết hoặc bị sổng ra ngoài thiên nhiên gây hoảng loạn cho người dân xung quanh mặc dù chúng không có độc.

Vị trí đặt chuồng phải là nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt. Trên mái và xung quanh nên có mái che nắng che mưa và giữ ổn định nhiệt độ cho rắn sống khỏe. Phần cửa chuồng nên đặt phía nhiều ánh nắng vào buổi sáng để rắn có thể phơi mình tắm nắng. Hướng đẹp nhất là nam hoặc đông nam.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi khá đa dạng như kiểu:

  • Chuồng lưới: Chuồng có thiết kế kệ gỗ, bao lưới xung quanh, chia thành nhiều ngăn. Diện tích tối ưu là 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao) / nuôi 30 đến 50 con. Nên có cửa chuồng ngang bên hông để cho rắn ăn và dễ dàng vệ sinh. Trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm.
  • Kiểu chuồng bán thiên nhiên: Chuồng được đặt ở một khu sân vườn có bọc kín lưới xung quanh để rắn có thể bò ra ngoài như ở tự nhiên. Diện tích chuồng từ 2m x 2,5 đến 3m x 2,2m có thể nuôi khoảng 150 con rắn. Ngoài săn có đặt nước và cây cối cho rắn uống và ẩn mình.
  • Chuồng cho rắn đẻ: đối với chuồng nuôi rắn đẻ nên làm kệ gỗ, mỗi ngăn nuôi 1 con để tránh trứng bị đè bẹp. Vị trí chuồng đặt nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi.

Chuồng nuôi rắn nên được thiết kế an toàn, chắc chắn và xa nơi dân cư sinh sống.

Rắn ráo trâu có độc không? Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu ở miền Bắc

2. Thức ăn cho rắn ráo trâu

Rắn ráo trâu là loài dễ chăm, thức ăn của chúng khá phong phú như cóc, nhái, chuột, gà con… Những thức ăn này phải đảm bảo sạch và còn sống vì tập tính của loài rắn là thích săn mồi. Khi cho rắn ăn bà con có thể thả từng con mồi vào để chúng bắt. Nuốt hết một con mồi mới tiếp tục cho con khác vào.

Rắn không cần ăn nhiều vì ngoài tự nhiên chúng cũng tiêu thụ lượng thức ăn khá ít. Thời kỳ ngủ đông còn không ăn. Đối với rắn nuôi nhốt chỉ nên cho ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần, khối lượng thức ăn dựa theo độ tuổi của rắn.

Rắn lớn lên nhờ quá trình lột xác và không thể thiếu nước .Do vậy, trong chuồng phải luôn đảm bảo có khay nước cho chúng uống và tắm tự do. Nước sẽ giúp chúng lột xác nhanh và dễ dàng hơn. Hàng ngày cần thay nước thường xuyên, đảm bảo nước sạch sẽ tránh làm rắn nhiễm bệnh trên da khó chữa.

3. Quản lý, chăm sóc rắn

Trong quá trình chăn nuôi bà con phải thường xuyên kiểm tra hệ thống chuồng trại luôn ở trạng thái an toàn tuyệt đối. Phân rắn thải ra không nhiều nhưng cần vệ sinh thường xuyên, tránh để bẩn chuồng. Nếu phát hiện phân có mùi hôi, lỏng tức là rắn đã bị nhiễm bệnh cần xử lý, chữa bệnh nhanh chóng, tách con bị bệnh ra một khu vực riêng.

Vệ sinh sát khuẩn chuồng trại và phòng bệnh cho rắn bằng phác đồ khoa học sẽ giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chúc  bà con thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu thương phẩm.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here