Lợn Mán – Lợn Mường Khương. Kỹ thuật nuôi lợn mán cơ bản


Lợn mán hay còn được gọi với nhiều cái tên: heo mọi, lợn đen, lợn mường, heo đốm, lợn lửng, lợn cắp nách… là giống lợn có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc và được ưa chuộng do nguồn gốc hoang dã của chúng, cũng như phương thức nuôi thả tự nhiên. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin về đặc điểm lợn mán, kỹ thuật nuôi lợn mán, và cách phân biệt lợn mán với các giống lợn khác.

Lợn Mán - Lợn Mường Khương. Kỹ thuật nuôi lợn mán cơ bản

Lợn mán là lợn gì?

Lợn mán là loại lợn được người dân tộc Mường và H’mông (chủ yếu ở vùng rừng núi phía Bắc) nuôi làm nguồn lương thực hằng ngày. Lợn mán thường được chăn thả trong môi trường tự nhiên: Không nhốt trong chuồng, không dùng thức ăn chăn nuôi, tự tìm kiếm thức ăn cây cỏ trên núi đồi nên lợn mán thường nhỏ chỉ tầm 5 – 10kg, thịt chắc, ít mỡ nhiều nạc, thịt ngọt tự nhiên khi ăn.

Về nguồn gốc, lợn mán được cho là một giống lợn nhỏ được lai giữa lợn nhà và lợn rừng, có xuất xứ từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam.

Cách phân biệt lợn mán

Nhiều người rất hay nhầm giữa lợn mán, lợn rừng và lợn đen Hòa Bình. Sau đây là một vài đặc điểm để nhận biết lợn mán.

  • Lợn mán được nuôi thả rông nên chúng tự kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng là chất xơ, rau củ quả có sẵn chứ không ăn cám. Thịt của chúng lại chắc, thơm, không ngậy và ăn không bị ngấy
  • Khác với lợn đen Hòa Bình(cân nặng bình thường đạt khoảng 80kg/con, nếu chế dộ nuôi tốt thì sau 6 tháng có thể lên đến 150kg/con), lợn mán nuôi lâu lớn và mỗi con chỉ nặng khoảng 30kg. Do kích thước nhỏ, dễ vận chuyển nên hầu hết khách đến Hòa Bình đều mua lợn mán về làm quà.
  • Không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để phân biệt lợn mán, tuy nhiên có thể dựa vào một số đặc điểm cơ bản như sau: Loại lợn này có mình dài, chân gầy, xương không quá to, mõm nhọn, mặt ngắn, tai bé; Lông lợn dài và cứng, đặc biệt lông cạng cứng thịt càng ngon.

Lợn Mán - Lợn Mường Khương. Kỹ thuật nuôi lợn mán cơ bản

Kỹ thuật nuôi lợn mán cơ bản

Lợn mán có nguồn gốc hoang dã, sức đề kháng cao, ít nhiễm bệnh dịch nên rất dễ nuôi. Khi nuôi bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:

Chọn giống và chuẩn bị chuồng trại

Khi chọn giống lợn mán cần chọn những con có da, lông min, bóng mượt; những con trong trạng thái khỏe mạnh, móng và chân khỏe; mắt tinh, đi lại nhanh nhẹn; Lợn phải có vú đều, lộ rõ âm hộ phát triển bình thường.

Khu vực chăn thả lợn giống cần rào xung quanh, diện tích từ 1.000 – 1.500m2, chọn nơi cao ráo trong vườn để làm chuồng, nền láng xi măng, mái lợp lá cọ hoặc lá gianh, để lá chuối khô, hay rơm rạ để trong chuồng cho chúng tự lót ổ. Lợn đến kỳ động dục từ phối giống lẫn nhau, thời gian mang thai từ 100-120 ngày.

Kỹ thuật chăm sóc – nuôi dưỡng lợn mán

Khu chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát. Lợn con sau khi đẻ cần được lau khô toàn thân bằng vải màn mềm sạch. Sau khi lợn đẻ xong con cuối cùng cần tiến hành bấm bỏ nanh, cắt rốn và cố định bầu vú cho lợn con (cho con bé bú những vú trước và con to hơn bú những vú sau, vì vú trước nhiều sữa hơn vú sau). Thời kỳ này cần cho lợn mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo lượng sữa nuôi con.

Lợn Mán - Lợn Mường Khương. Kỹ thuật nuôi lợn mán cơ bản

Thức ăn cho lợn mán

Thức ăn cho lợn mán dễ kiếm, phổ biến nhất là là cây chuối rừng, chuối nhà, dây khoai lang, khoai mon, rau muống… có thể cho chúng ăn sống hoặc nấu chín với cám ngô, cám gạo, bột đậu tương, bột tôm, cá… Lợn thả theo đàn để chúng tranh nhau ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 bữa vừa phải, thả chúng quanh vườn rừng để tự kiếm ăn thêm rễ cây rừng, củ, quả, lá… khiến lợn không tích mỡ, tăng lượng nạc, tươi lâu, ăn không ngấy, thơm ngon như thịt thú rừng.

Kết luận

Lợn mán là loài lợn tuy nhỏ, dễ nuôi, ưa sạch sẽ và đặc biệt thịt lợn mán rất ngon, chắc, thơm và có giá trị kinh tế rất cao. So với các giống lợn khác, đầu ra của lợn mán rất ổn định do nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch có nguồn gốc thiên nhiên. Do đó, mô hình nuôi lợn mán đang hứa hẹn sẽ trở thành một hướng đi mới giúp bà con cải thiện kinh tế và vươn lên làm giàu.



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

7 COMMENTS

  1. Chào cả nhà.m đang chăn nuôi lợn mán. M chưa biết chọn cây thảo dược nào cho chúng ăn vừa phòng bệnh

  2. Anh chị cho em hỏi, loại lợn mán này thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh, cây chuối. Nếu em muốn bổ sung các loại thức ăn tinh bột dạng cám viên thì có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thịt của nó không ạ?
    Mong nhận được phản hồi của anh chị! Em cảm ơn!

    • Chắc chắn sẽ ảnh hưởng đó bạn, vì tinh bột dạng viên công nghiệp thường chứa các chất kích thích tăng trưởng khác.
      Nên hạn chế cho ăn các loại thức ăn công nghiệp, chỉ nên cho ăn chủ yếu thứ ăn tự nhiên.

  3. Cho tôi hoi lợn mán có bán ở đâu có giao hàng vào miền nam không và giá thành một cặp giống là bao nhiêu ạ?

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here