Thịt cóc là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trước đây số lượng cóc rất lớn, đặc biệt là cóc đồng. Nhưng vì đánh bắt quá nhiều mà số lượng hiện nay đã sụt giảm đáng kể. Do giá trị dinh dưỡng của cóc cao, chúng lại có thể làm thức ăn cho các loại động vật khác nên nhiều hộ đã mạnh dạn chăn nuôi cóc làm thương phẩm. Nếu quan tâm đến mô hình này, bà con có thể tìm hiểu kỹ thuật nuôi cóc thịt thương phẩm trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm sinh học của loài cóc
Con cóc thuộc bộ Ếch nhái hoặc có thể là bộ Không đuôi. Ngoại hình của chúng là không có đuôi, lớp da lúc nào cũng sần sùi và khi trưởng thành chúng thường sống trên cạnh. Hiện nay có rất nhiều loại cóc khác nhau như họ cóc rừng, họ cóc tía, cóc nước sần, cóc lưỡi tròn, cóc đào hang,… Loại cóc thường làm thịt thương phẩm là cóc đồng hoặc cóc rừng lành tính, nhiều thịt.
Lớp da sần sùi của một số loài cóc thường chứa độc. Trong nội tạng của chúng cũng có độc nên phải hết sức chú ý khi làm thịt cóc để ăn thịt.
Hình thức sinh sản của cóc là để trứng và thụ tinh ở bên ngoài. Trứng được treo ở dưới nước, ở thân cây và nở thành nòng nọc. Một số loài cóc đặc biệt còn ấp trứng ngay trên lưng của chúng. Nòng nọc sinh trưởng ở dưới nước và khi trở thành cóc sẽ nhảy lên bờ để sống.
Loài cóc thường hoạt động về đêm, thường bắt côn trùng hại mùa màng. Vào mùa đông chúng thường ngủ đông và đợi khi ấm lên mới hoạt động trở lại. Vòng đời của chúng từ 3 -5 năm. Để nuôi được cóc thương phẩm làm thịt thì phải học kỹ thuật chăn nuôi bài bản.
Kỹ thuật chăn nuôi cóc thịt thương phẩm
Hiện nay, mô hình nuôi cóc đang được nhân rộng ở nhiều địa phương, đặc biệt khu vực phía nam nơi có khí hậu ổn định, nhiệt độ ấm áp cho cóc sinh sống, phát triển. Hiện ở mỗi cơ sở chăn nuôi lại có mô hình rất khác nhau. Có cơ sở chỉ nuôi một loại cóc, có cơ sở lại nuôi liên hoàn kiểu Côn trùng – cóc, ếch, nhái – rắn, kỳ đà. Như vậy có thể thu được nhiều loại khác nhau khi bán ra thị trường, khi rẻ có thể lấy loại này để làm thức ăn cho loại kia rất hợp lý.
Để có thể nuôi cóc thành công thì không phải là điều dễ dàng. Thực tế mô hình này còn rất mới, đòi hỏi phải học kỹ thuật thật tốt, trau dồi kinh nghiệm và áp dụng đúng cách, linh hoạt từng khâu.
1. Chọn giống cóc
Chọn giống cóc là điều rất quan trọng. Cần chọn con khỏe mạnh, đang ở giai đoạn sinh sản hoặc chọn những con cóc con để chăn nuôi. Tốt nhất nên bắt cóc tự nhiên về nhốt trong chuồng để chăn nuôi.
Phân biệt cóc đực và cái để ghép đôi chúng với nhau. Cóc đực có hình dạng thon hơn, đầu to, khi lật ngược bụng lên, ở gần hậu môn có gai giao cấu nhô ra. Con cái đầu nhỏ, bụng to, gần hậu môn không gai giao cấu.
2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi cóc
Chuồng nuôi có cần đảm bảo yếu tố kín đáo và ấm áp nhưng nếu tận dụng hứng được mưa tự nhiên thì tốt. Chuồng nên xây chắc chắn bằng tường cao khoảng 80 cm, rộng 2 m, dài tùy theo khổ đất, nền chuồng nên để nền đất, không cần láng xi măng. Phía trên lợp ngói fibro xi măng, tấm lưới để cóc trú ẩn. Nhiều mô hình chăn nuôi còn cho cả hang hốc bằng ụ đất hoặc gốc cây để giống nơi trú ẩn của cóc ngoài tự nhiên.
Có cơ sở nuôi cóc đơn giản khi làm lồng bằng sắt đa dạng kích thước, nền để tấm gỗ cho chúng ở. Cách này đơn giản, tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng nuôi.
Cần thiết kế các máng nước để cho cóc uống cũng như cóc để khi trời mưa. Hiện nay, ngoài đúng vụ mưa tự nhiên thì nhiều cơ sở đã áp dụng tạo mưa nhân tạo để cho cóc sinh sản thật nhiều. Khi cóc kêu vào ban đêm kéo dài, khoảng 1 tuần sau ngưng kêu là khoảng 1 tháng sau là chúng sẽ đẻ. Thời gian đẻ kéo dài 2 -3 ngày. Trứng cóc đẻ dưới nước, nở ra nòng nọc, nòng nọc ở dưới nước khoảng 2 ngày và rụng đuôi sau đỏ tự bò lên bờ để kiếm ăn.
3. Thức ăn nuôi cóc thịt
Thức ăn cho cóc khá đơn giản và không phải tìm kiếm đâu xa. Tại nơi nuôi cóc, bà con có thể thắp đèn vào ban đêm, bên dưới để máng nước để thu hút bướm, côn trùng đến và làm mồi cho cóc. Những con sâu bọ, mối, muỗi, châu chấu, cào cào bay tới bị rơi xuống máng nước, cóc chỉ việc ra ăn.
Chúc bà con thành công!
Nuôi cóc thương phẩm là một ngành chăn nuôi mới, sẽ thu được nhiều khoản thu nếu như bà con biết chăm sóc đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, cóc thương phẩm và cóc sán (cóc dành cho rắn, người không ăn được) không dễ phân biệt nếu như bà con không biết chọn cóc để nuôi. Nếu mua ở cơ sở không uy tín, hoặc nhập từ trên rừng về thì cóc khó nuôi, cóc không bán được gây thiệt hại cho người nuôi.
Cóc không chăm sóc hay không tiêu thụ được sẽ gầy rất nhanh buộc phải bán cho người nuôi rắn, kỳ đà với giá rẻ. Bà con nên tham khảo kỹ thuật trực tiếp tại các trại đã chăn nuôi thành công, hoặc các trang trại bán cóc giống uy tín để được tư vấn thêm. Chúc bà con thành công!
>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:
- Cách câu ếch đồng. Cách làm mồi câu ếch, lưỡi câu và bẫy câu ếch
- Nên cho ếch ăn gì? Các loại thức ăn và Chi phí thức ăn nuôi ếch thịt
- Kỹ thuật nuôi ếch thịt. Mô hình nuôi ếch thịt trong bể xi măng
- Kỹ thuật nuôi ếch không thay nước năng suất cao
- Giá ếch giống và giá ếch thịt hiện nay. Địa chỉ bán ếch giống uy tín