Cà cuống là loài côn trùng khá phổ biến ở các vùng quê Việt Nam. Đây là một loại côn trùng có tuyến tinh dầu cực thơm, được sản xuất làm tinh dầu nước hoa giá trị đồng thời làm một món đặc sản hiếm có. Số lượng cà cuồng tự nhiên rất ít, cực hiếm không thể bắt được để làm thương phẩm mà phải là cà cuống nuôi. Nhiều cơ sở chăn nuôi đã nắm được cơ hội làm giàu, đầu tư học hỏi kỹ thuật nuôi cà cuống thành công.
Giá trị của con cà cuống
Cà cuống xuất hiện ở nơi đồng ruộng, là loại côn trùng có 2 ống nhỏ chứa tinh dầu cà cuống, có mùi thơm.
Ở con đực có tinh dầu thơm rất giá trị. Ít ai biết rằng giá tinh dầu cà cuống được tính bằng giọt, mỗi giọt có giá cao đến tận 100.000 đồng. Tùy vào từng thời điểm mà giá dao động rẻ hơn hoặc đắt hơn. Tinh dầu tự nhiên cực thơm nhưng cũng cực hiếm. Cà cuống thương phẩm bán ra thị trường làm món ăn khoảng 30-40 nghìn đồng/con.
Ngoài tinh dầu khai thác ở cà cuống thì nó còn dùng để chế biến thành nhiều món ăn. Dân nhậu rất thích các món ăn được chế biến từ loại côn trùng này. Trong y học, tinh dầu cà cuống được xem là một chất kích thích thần kinh, sinh lý sinh dục rất hiệu quả.
Kỹ thuật nuôi cà cuống sinh sản
Ngày nay, không ít nơi đã chăn nuôi cà cuống thành công khi áp dụng đúng kỹ thật. Cà cuống được nuôi ở nơi ao nước và là loài côn trùng tương đối “hung dữ”, sẵn sàng tấn công con mồi để hút máu. Để nuôi cà cuống thành công thì bà con phải biết cách làm chuồng, cung cấp thức ăn và chăm sóc đúng kỹ thuật.
1. Cách làm bể nuôi cà cuống
Cà cuống được nuôi trong bể thủy sinh đơn giản. Miệng bể được bịt bằng một tấm màn mỏng để cà cuống không bay ra ngoài. Kích thước bể khoảng 80x40x40cm thì sẽ nuôi được khoảng 200-250 con cà cuống bố mẹ.
Để cà cuống có được môi trường sống giống như tự nhiên thì cần trải một lớp phân bón, một lớp cát sỏi để trồng cây thủy sinh. Các cây thủy sinh dễ sống, cà cuống ưa thích là rong mái chèo, rau Dừa, rau Mác, Cần trôi, cỏ thạch xương, cỏ năng, bồ. Cố gắng để cây thủy sinh bám chặt vào lớp sỏi đá, có thể ăn xuống lớp phân bón để sinh trưởng tốt.
Với loại bể xi măng nuôi số lượng cà cuống vài trăm con thì nên thả lục bình, bèo tấm cho cà cuống sống, trú ngụ. Bể xi măng cần rửa sạch, ngâm phèn chua trước khi đổ nước và thả cà cuống vào.
Sau khi bể nuôi cà cuống hoàn thành thì bà con đặt thêm bộ lọc nước vào để cung cấp oxi cho cà cuống.
2. Chọn giống và thả cà cuống giống
Cà cuống có kích thước lớn so với các loại côn trùng khác. Cách chọn côn trùng giống bà con nên lựa chọn con có 6 chân dài khỏe, và phần bụng có màu vàng nhạt, lông mịn. Cà cuống đực có bọng tinh dầu thơm dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm có màu trắng. Ở con cái không có đặc điểm này.
Nếu nuôi cà cuống để làm thương phẩm, để lấy tinh dầu thì nên chọn con giống đực. Bên cạnh đó là nuôi cà cuống cái để chúng sinh sản ra con giống.
Bà con chỉ nên thả cà cuống giống vào bể thủy sinh, bể xi măng nuôi khi đã đổ nước vào khoảng 5-7 ngày.
3. Thức ăn cho cà cuống
Chăm sóc các loại cà cuống phải biết được tập tính ăn uống của chúng. Cà cuống là loại động vật ăn thịt, chúng tấn công tôm, tép, cá nhỏ, dế để hút máu. Do vậy, trong bể nuôi bà con nên thả các con mồi tươi sống để chúng săn mồi, ăn mồi.
Lưu ý, thức ăn của chúng phải là đồ còn tươi sống, không cho ăn tôm, tép đã ươn, đã chết sẽ không có chất dinh dưỡng cho chúng sinh trưởng và phát triển. Để tiết kiệm chi phí mua thức ăn cũng như phòng các thời điểm khan hiếm thì bà con có thể kết hợp nuôi các loại tôm, tép, nòng nọc… để cho cà cuống ăn.
4. Chăm sóc cà cuống sinh sản
Cà cuống là loại có thể sinh sản quanh năm trong điều kiện chăn nuôi tốt. Thông thường khoảng tháng 5-8 dương lịch là thời điểm chúng sinh sản mạnh nhất. Cà cuống cái thường để trứng trên thân cây thành ổ hình trụ, số lượng trứng rất lớn tầm 70 -150 quả trứng. Thời gian từ khi trứng đẻ đến khi nở thành cà cuống con khoảng 40 ngày.
Quá trình nở của trứng diễn ra từ trứng nở thành ấu trùng – ấu trùng lột xác 5 lần lột xác chúng sẽ phát triển thành con trưởng thành. Trong thời gian canh chừng chứng nở cả con đực và con cái đều có trách nhiệm. Con ái sẽ bám vào cây thủy sinh hoặc bay tà tà trên mặt nước, con đực quạt khí cho trứng nở.
Tuy nhiên, loài cà cuống có tập tính cạnh tranh trong thời kỳ sinh sản. Những con cái chưa sinh sản hoặc chuẩn bị sinh sản sẽ tìm cách phá hủy trứng của con khác và thay thế bằng trứng của mình do thời gian các con sinh sản không trùng nhau. Do vậy, bà con cần chú ý tách con chưa đẻ sang một bể sinh khách.
Trên đây là kỹ thuật nuôi cà cuống đơn giản. Chúc bà con thành công!
Đọc bài viết tôi rất thích, sinh ra ở đồng bằng bắc bộ trước đây cũng đã được biết về con cà cuống, hiện nay đang sinh sống tại miền núi Tây Bắc, tôi rất muốn tham khảo, học tập kinh nghiệm để nuôi và phát triển cà cuống.
Đề nghị tư vấn giúp tôi những nới cung cấp con giống để liên hệ mua con giống về gây.
Thực sự chúng tôi cũng rất muốn thực hiện dự án đối với mô hình nuôi Cà cuống, nhưng khó khăn ban đầu đó là về kỹ thuật, phương pháp chăn nuôi và một điều quan trọng nữa đó là đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, rất mong được sự tư vấn thêm
Tôi tham khảo nhiều bài viết và cả video, nhưng đến bài viết này tôi thật sự rất thích và mong được sự tư vấn và hỗ trỡ về kỹ thuật thực tế