Cách trồng nấm rơm. Chi tiết kỹ thuật trồng nấm rơm năng suất cao


Trồng nấm là một mô hình mới được rất nhiều bà con nông dân áp dụng trong khoảng 7 năm trở lại đây, đặc biệt là nấm rơm. Bởi vì nấm rơm chính là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ trồng, dễ thu hoạch mà lại rất được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên không phải bất cứ bà con nào cũng biết cách trồng nấm rơm và thu lợi nhuận từ mô hình này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người cách trồng nấm rơm cũng như những lưu ý trong cách trồng nấm rơm kĩ hơn.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị nguyên liệu trồng nấm rơm

Nếu như đối với các kĩ thuật trồng trọt khác, khâu chăm sóc chính là khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên đối với việc trồng nấm, đặc biệt là trồng nấm rơm thì khâu nào cũng quan trọng. Trong đó khâu chuẩn bị nguyên vật liệu chính là khâu cốt yếu đầu tiên. Bà con cần có:

1. Rơm

Để làm nấm rơm người ta có thể sử dụng bả cây mía hoặc mùn gỗ để làm. Tuy nhiên, nguyên liệu chính và chủ yếu được sử dụng để làm nên loại nấm này, như tên gọi của nó, chính là rơm.

Nấm là một họ cây ưa ẩm, phát triển mạnh trong không khí ấm, ẩm nên thường được trồng vào dịp thu đông hoặc mùa xuân. Tuy nhiên, về rơm, bà con phải thu gom từ sau vụ hè-thu. Khi đó rơm nhiều, nắng lớn, sợi rơm phơi nắng sẽ vàng ươm, chắc sợi, lại thơm. Bà con thu gom rơm về dự trữ, bảo quản, đến mùa làm nấm thì đưa ra sử dụng. Sợi rơm tốt sẽ cho năng suất tối đa. Tuyệt đối không dùng sợi rơm quá mục nát.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

2. Giống (còn gọi là meo nấm)

Hạt giống làm nấm rơm thường được ủ lên men từ hạt lúa. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất nấm. Thông thường hạt giống sẽ được trung tâm phát triển cây trồng – vật nuôi của tỉnh cung cấp. Hoặc bà con có thể lấy giống ở các vườn ươm.

Khi lấy giống bà con cần phải chú ý chọn loại giống đã lên men trắng, không lấy bịch có đốm màu nâu, đen, vàng cam hoặc phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. Tuy nhiên, loại giống nào đạt chuẩn có thể đưa vào sản xuất bên trung tâm cây trồng sẽ cung cấp cho bà con. Nên mọi người về cơ bản không cần lo về vấn đề này.

Tuy nhiên, vì hạt giống phụ thuộc vào phía nhà cung cấp nên bà con cần liên hệ trước với trung tâm để hỏi họ thời gian họ cung cấp hạt giống. Sau đó, bà con cần xem dự báo thời tiết trong tháng để đảm bảo trời không quá nóng hoặc quá rét mới bắt đầu trồng. Sở dĩ cần như vậy để tránh rủi ro trong quá trình ươm trồng: Nếu rét quá, hoặc nóng quá rơm sau khi ủ sẽ bị hỏng, không cho ra sản phẩm được.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

3. Đất ủ rơm

Khác với những mô hình trồng nấm khác, trồng nấm rơm cần có một diện tích đất thích hợp để chất rơm. Bà con có thể tận dụng đất ruộng, đất vườn hoặc đất chung quanh nhà…Nếu không có diện tích đất lớn, bà con cũng có thể chất rơm trên các kệ làm bằng gỗ, xi măng hay gạch đều được. Đồng thời bà con cần làm đất thành từng luống, các mô cao để khi trời mưa lớn sẽ không bị ngập úng, dễ thoát nước.

Những địa ủ rơm phải bằng phẳng, cao ráo, không bị ngập úng, sạch sẽ. Nếu gần đường vận chuyển rơm rạ, gần nguồn nước để tưới tiêu, chăm sóc, thu hoạch và chuyên chở thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

4. Giá ủ rơm

Chủ yếu được làm bằng tre và cũng rất dễ làm. Chỉ cần gác các thanh tre hoặc gỗ đan xen nhau, cách mặt đất khoảng 30cm để chất rơm lên là được, không cần đến thanh chắn.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

Ngoài các yếu tố chính cần chuẩn bị trên, bà con cần chuẩn bị thêm vôi để để xử lí rơ, bao nilon hoặc các tàu chuối để ủ rơm. Sau đó tiến hành theo cách làm nấm rơm dưới đây.

Chi tiết cách trồng nấm rơm

Bước 1. Xử lí rơm

Bước đầu tiên trong khâu làm nấm chính là xử lí rơm. Cách xử lí rơm khá đơn giản:

Đầu tiên bà con cần có một bể chứa nước, bể cao khoảng 50cm, chiều dài x chiều rộng khoảng 2×1.5m. Nếu bà con muốn gắn bó lâu dài với nghề trồng nấm thì nên xây luôn một bể chứa. Còn nếu muốn thử rồi mới làm thì bà con có thể dựng các viên gạch (hoặc táp lô) thành hình bể chứa, sau đó dùng một tấm bạt lớn phủ lên trên là bể chứa tạm thời.

Sau khi có bể chứa, bà con cho nước và vôi vào, khuấy đều theo tỉ lệ 100 lít nước/ 3kg vôi. Tiếp đó, bà con chỉ việc cho rơm vào và nhận rơm xuống nước vôi, sao cho rơm ngập nước để loại bỏ chất phèn, chất mặn, tạp chất trong rơm.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

Bước 2. Ủ rơm

Ủ rơm có thể xem là thời gian quan trọng quyết định xem mẻ rơm có thành công hay không.

Sau khi vớt rơm ra từ bể nước vôi, bà con chất rơm thành một đống trên giá ủ rơm. Sau đó lấy bạt quấn quanh giá ủ để ủ rơm. Thời gian ủ thông thường từ 5-6 ngày.

Hai đến 3 ngày sau khi ủ rơm, bà con trở rơm một lần. Tức là lấy rơm từ giá ủ xuống để rơm thông thoáng, sau đó lại xếp lên lại. Trong quá trình này. Nếu rơm quá ướt, thì cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước, tưới vừa đủ.

Đến ngày cuối cùng bà con kiểm tra lại rơm ủ một lần nữa. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất: rơm mềm hẳn, có màu vàng tươi và mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

Bước 3. Xếp mô và rắc hạt giống

Sau khi ủ rơm xong bà con mang rơm đi xếp lên các mô hoặc các vò đã um lên để trồng nấm. Và phải xếp hết trong ngày phần rơm trên giá ủ.

Tiếp đó bà con rãi thêm một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tưới nước. Về diện tích rơm phủ, bà con cần sắp xếp sao cho rơm phủ có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm.

Sau khi phủ 2 lớp rơm đầu tiên, bà con rãi hạt giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Sau đó tiếp tục lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3…

Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm.

Một điểm nữa khi xếp rơm lên mô, bà con lưu ý cần phải vuốt, nắn cho mô rơm gọn, mặt ngoài láng khi thu hoạch nấm sẽ không làm hư các nụ nấm nhỏ.

Tùy theo mùa trồng nấm, nếu thời tiết ấm nóng nên phủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Thời tiết mưa, lạnh thì nên phủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

Bước 4. Chăm sóc nấm rơm

Trong quá trình chăm sóc nấm bà con không cần bón thêm phân vì rơm phân hủy đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây nấm phát triển. Tuy nhiên, bà con phải  thường xuyên theo dõi nhiệt độ và độ ẩm bởi đây là khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng và sản xuất nấm rơm.

Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước thì cần tưới thêm nước. Nếu nhiệt độ giảm thì phải ngưng tưới nước, dỡ bớt lớp rơm bên ngoài. Nếu là mùa mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.

Bước 5. Thu hái nấm rơm

Chỉ sau khi ủ rơm 10-14 ngày là có thể thu hoạch được nấm. Thời gian thu hái nấm, tùy loại giống và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15, sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm (25-30 ngày).

Mỗi ngày bà con có thể thu hái nấm 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.

Cách trồng nấm rơm. Kỹ thuật trồng nấm rơm hiệu quả kinh tế cao

Lưu ý, khi hái nấm cần chọn những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Và khi hái hhông nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên.

Tại sao bà con nên trồng nấm rơm?

Trông nấm giờ đây dường như không còn xa lạ với bà con nông dân, đặc biệt là vùng nông thôn. Bởi lẽ ngoài những đồng tiền ít ỏi từ trồng lúa, bà con còn thu được rất nhiều lợi nhuận từ việc trồng nấm, đưa hiệu quả kinh tế của gia đình lên cao hẳn. Chỉ một mẻ rơm như vậy, tiền vốn bỏ ra rất ít, tiền công cũng không nhiều nhưng thu lại giá trị rất lớn. 1 kg nấm giá trung bình từ 15-18 nghìn 1kg. Vào những ngày rằm, lễ tết thì có thể lên đến 30 nghìn/1kg.

Cách trồng nấm rơm rất đơn giản, ai cũng có thể làm. Thế nên bà con nên nhân rộng mô hình này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống gia đình cũng như kinh tế địa phương.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

7 COMMENTS

  1. Làm sau giu đuoc nấm tuoi từ sáng đến chiều voi nhiệt độ thoi tiết của miền tây

  2. Trồng nấm rơm thường khó hơn các nấm khác, chi phí đầu tư trang trại hoặc nhà xưởng cao,mà giá trị kinh tế chỉ có 15-18 nghìn/kg??? Thử hỏi người nông dân sao dám phát triển mô hình này!

  3. Cho mình hỏi sao tơ nấm ra rất nhiều nhưng không thành nấm được là vì sao ad? Mong hỗ trợ!

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here