Nuôi bò sinh sản chắc hẳn bà con rất mong chờ ngày bò mang thai. Tuy nhiên, nếu mới nuôi ít kinh nghiệm thì làm sao để nhận biết bò có thai ngay từ những tuần đầu tiên để có phương pháp chăm sóc phù hợp. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết bò mang thai chính xác để bà con tham khảo.
Cách nhận biết bò mang thai
Nuôi bò đến một thời điểm nào đó thì bò cái sẽ có dấu hiệu động đực. Lúc này bà con cần cho chúng giao phối để mang thai và sinh con. Vậy dấu hiệu nhận biết bò đa mang thai có 2 cách sau đây:
Cách 1: Dựa vào ngày phối giống
Khi bò được thụ tinh nhân tạo hoặc trực tiếp thì bà con dựa vào ngày đầu tiên thụ tinh đến 21 ngày sau. Nếu 21 ngày sau (chu kỳ tiếp theo) mà bò cái không cần lấy giống nữa thì tức là bò đã mang thai.
Cách 2: Dựa theo các dấu hiệu bên ngoài
Biểu hiện bên ngoài bò cái đã mang thai có rất nhiều biểu hiện. Cụ thể như sau:
- Vùng bụng bên trái có dấu hiêu to dần lên.
- Bầu bú có sự thay đổi như bầu vú căng, phát triển lớn khi bò có chửa, càng gần đẻ càng lớn. Bầu ví ôm gọn, sờ vào thì săn chắc, các núm vú se nhỏ gọn gàng và không có nếp nhăn. Khi nặn thử có tia sữa non bắn ra. Nếu bò vừa mới mang thai thì sữa non đục trắng, bắn ra thành tia. Khi chửa từ 3 tháng trở lên sữa có độ keo và không bắn thành tia nữa.
- Khi bò cái đã mang thai thì âm hộ của chúng không còn rộng nữa mà héo lại không còn căn bóng và có nhiều nếp nhăn nhỏ lại, hơi thụt vào trong.
- Từ đầu vú đên phần ngực có nổi lên hai đường gân rất rõ
- Khi bò đã mang thai già tháng thì sờ vào phần bụng sẽ thấy có sự chuyển động.
- Bò đến gần ngày đẻ thì cơ xương chân sụt xuống dần.
Cách 3: Khám thai thủ công
Cách này cần người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú ý thì mới có thể cảm nhận chính xác được. Khi khám thai thủ công cần đưa bò vào trong cũi hoặc giữa hai thanh tre gỗ ngáng 2 chân sâu để tránh bị bò húc, đá rất nguy hiểm.
Khi khám đeo găng tay nylon đến nách, móc hết phân bò ở phần trực tràng. Sau đó đụng sờ vào phần tử cung để nhận biết. Biểu hiện phần tử cung khi có thai đó là:
- Khi mang thai 1 tháng: sừng tử cung có thai to hơn một ít và có cảm giác sóng động như sờ vào quả trứng gà non. Lúc này biểu hiện chưa có gì rõ ràng.
- Khi mang thai 2 tháng: sừng tử cung bên có chửa lớn gần gấp đôi bên không chửa, thành mỏng và sóng động, phần rãnh tử cung không rõ như trước nữa.
- Khi mang thai 3 tháng: Rãnh tử cung không còn, sừng tử cung bên có thai lớn gấp ba bên không có thai. Lúc này, vị trí sừng tử cung đã rơi vào khoang bụng.
- Thai 4 tháng: Toàn bộ sừng tử cung nằm trong khoang bụng. Khi đưa tay sâu khoang bụng thấy toàn bộ thai và tử cung to như quả bưởi.
- Thai 5 tháng: Toàn bộ tử cung nằm trong khoang bụng,
- Thai 6 tháng: Sờ thấy thai lớn. Nếu không có kinh nghiệm có khi sờ lại nhầm thành không có thai vì ruột già của bò cho thai đi.
- Thai 7 tháng: Tử cung đã nhô lên cao, có thể cảm nhận được cử động của thai.
- Thai 8 tháng: Cổ tử cung to, nhận thấy những cú đạp của thai.
Cách chăm sóc bò cái khi mang thai
1. Thức ăn
Khi bò đã mang thai thì cần chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đặc biệt.
Thức ăn của bò cái cần đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng như giàu đạm, thức ăn tinh, muối, chất khoáng đầy đủ, cho thêm cỏ tươi vào buổi chiều tối.
Tránh thay đổi thức ăn đột ngột sẽ làm bò mẹ chán ăn hoặc ăn không ngon, bị dị ứng làm ảnh hưởng đến thai. Đảm bảo đủ nước uống cho bò mẹ đặc biệt giai đoạn bò bắt đầu xuống sữa hoặc sắp sinh để có đủ lượng sữa cho con bú.
2. Chăn thả
Chăm sóc bò cái khi mang thai không nên chăn thả ở nơi xa, không xua đuổi khi chăn thả, không dùng thuốc sát trùng, thuốc kích thích cho bò trong giai đoạn này. Bãi chăn thả cần đảm bảo thảm cỏ tốt, bãi chăn bằng phẳng, cho ăn thức ăn tươi ngon, dễ tiêu.
Tốt nhất với bò cái khi mang thai nên chăn thả ở nơi riêng biệt tránh ở chung với đàn bò con, bò đực sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Khi bò có dấu hiệu sắp sinh hoặc đến tháng cuối cùng phải theo dõi thường xuyên từng ngày, nhốt ở nơi yên tĩnh, cho ăn đúng khẩu phần, định lượng không nên cho ăn quá no, quá nhiều chất.
Chuẩn bị đủ thức ăn và nơi đẻ ấm áp vệ sinh cho bò mẹ khi lâm bồn. Quá trình chăm sóc bò cái khi mang thai phải hết sức cẩn thận từ thức ăn nước uống, đến chuồng trại bãi chăn thả phải an toàn tuyệt đối để bò mẹ có một quá trình thai kỳ khỏe mạnh.