Chi phí đầu tư trang trại bò sữa. Một số nông trại bò sữa điển hình


Chăn nuôi gia súc lấy sữa nói chung và chăn nuôi bò sữa lấy riêng là một ngành nông nghiệp từ rất lâu đời, sữa là ngành kinh doanh cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, để thu được năng suất cao nhất từ ngành chăn nuôi này đòi hỏi diện tích đất đai đồng cỏ rộng lớn, đầu tư vốn nhiều trong mua con giống, nhập khẩu thức ăn chất lượng cho bò, các loại thuốc thú y… cho đến thiết bị chuồng trại, kỹ thuật nuôi, chuyển giao công nghệ từ các nước khác.

Vì vậy, các hộ chăn nuôi, muốn thu được lãi lớn từ bò sữa thì cần bắt tay với các doanh nghiệp kinh doanh sữa để đảm bảo đầu ra của sản phẩm sữa, hoặc vay vốn từ địa phương. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bà con có cái nhìn toàn cảnh về chi phí đầu tư sản xuất trang trại bò sữa, và một số nông trại bò sữa điển hình.

Chi phí đầu tư, sản xuất sữa bò tại trại. Một số trang trại bò sữa điển hình

Ước tính chi phí sản xuất sữa bò tại trại

Những ước tính này được chúng tôi dựa trên khảo sát của Chương trình phát triển ngành sữa của Công ty sữa Friesland Campina ở Bình Dương về chi phí sản xuất sữa tại trại ở các vùng khác nhau và quy mô khác nhau, chỉ có giá trị tham khảo tại một thời gian cụ thể và tại các địa phương đã khảo sát.

Nhìn chung, các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất sữa bò tươi tại trại bao gồm tiền thuê đất, xây dựng chuồng trại, lắp đặt thiết bị, mua con giống, mua thức ăn cho bò, thuê nhân công, chăm sóc thú y, phối giống cho bò, điện nước… Chi phí này được công ty sữa Friesland tổng hợp từ các hộ chăn nuôi đang hợp tác sản xuất sữa cho công ty ở các địa phương khác nhau và quy mô chăn nuôi cũng khác nhau. Chi phí đầu tư này tính bằng tổng số tiền chi ra chia cho tổng lượng sữa sản xuất được, có đơn vị đồng/kg.

Mời bà con theo dõi bảng tổng hợp về chi phí sản xuất sữa theo các vùng địa phương dưới đây:

Vùng chăn nuôi

Loại chi phí
Thức ănVốn đầu tư ban đầuNhân côngThú y và các chi phí khácTổng chi phí
Nông thôn3.654 đồng/kg1.007 đồng/kg902 đồng/kg317 đồng/kg5.880 đồng/kg
Bán nông thôn4.403 đồng/kg1.007 đồng/kg902 đồng/kg352 đồng/kg6.664 đồng/kg
Đô thị hóa5.354 đồng/kg1.063 đồng/kg782 đồng/kg387 đồng/kg7.586 đồng/kg
Đô thị5.915 đồng/kg1.102 đồng/kg782 đồng/kg456 đồng/kg8.255 đồng/kg

Quan sát bảng khảo sát trên, chúng ta có thể thấy, chi phí thức ăn cho bò chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí để sản xuất ra 1 kg sữa thành phẩm, chiếm 60 – 70%. Và chi phí thức ăn, cũng như vốn đầu tư ban đầu, thú y và các chi phí khác thấp nhất ở vùng nông thôn và tăng dần cho đến đô thị. Trong khi chi phí cho nhân công ở các vùng đô thị và đô thị hóa lại thấp hơn vùng nông thôn và bán nông thôn.

Điều này có thể được giải thích bởi, ở khu vực nông thôn có đất trồng cỏ có sẵn, giúp giảm tiền thuê đất, xây dựng chuồng trại ban đầu và giảm tiền mua thức ăn, rất thích hợp cho chăn nuôi sữa bò. Trong khi đó ở vùng đô thị và đô thị hóa, quỹ đất trồng cỏ hạn chế, khiến chi phí thức ăn và chi phí thú y cao nhất, nhưng có nhiều nhân công do là đô thị lớn nên chi phí nhân công giảm đi.

Chi phí đầu tư, sản xuất sữa bò tại trại. Một số trang trại bò sữa điển hình

Bên cạnh đó, bà con có thể thấy, tổng chi phí sản xuất 1 kg sữa thành phẩm thấp nhất ở vùng nông thôn (5.880 đồng) và cao nhất ở vùng đô thị (8.255 đồng). Vậy nên, nếu bà con có ý định đầu tư trang trại nuôi bò sữa, thì hãy cân nhắc xây dựng trang trại ở vùng nông thôn còn nhiều diện tích đất trồng cỏ, sẽ tiết kiệm được chi phí.

Chi phí để sản xuất 1kg sữa còn phụ thuộc và quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình khác nhau. Mời bà con theo dõi bảng khảo sát về chi phí sản xuất theo quy mô đàn bò dưới đây:

Quy mô đàn

Loại chi phí
Thức ănVốn đầu tư ban đầuNhân côngThú y và các chi phí khácTổng chi phí
10 con4.403 đồng/kg1.007 đồng/kg902 đồng/kg352 đồng/kg6.664 đồng/kg
20 con4.310 đồng/kg944
đồng/kg
888 đồng/kg330 đồng/kg6.472 đồng/kg
30 con4.180 đồng/kg1.010 đồng/kg758 đồng/kg330 đồng/kg6.278 đồng/kg

Theo bảng trên, với trại bò quy mô 30 con, chi phí cho thức ăn và nhân công sẽ thấp hơn so với trại bò quy mô nhỏ hơn 10 hay 20 con. Đây cũng là một điều bà con có thể cân nhắc nếu có điều kiện đầu tư đàn bò quy mô lớn hơn thì sẽ giảm được chi phí.

Một số trang trại bò sữa điển hình

Trang trại bò sữa Vinamilk tại Đà Lạt (Lâm Đồng) là trang trại bò sữa Organic tiêu chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam. Được khánh thành vào tháng 3/2017, trang trại có tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, quy mô đàn ban đầu hơn 500 con bò sữa với hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống chuồng trại, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Các giống bò được nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand.

Trang trại bò sữa Vinamilk tại Thái Hòa (Nghê An) đươc trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P) đầu tiên tại Đông Nam Á. Trang trại đáp ứng các quy tắc về nguồn thức ăn, môi trường, chất lượng sản phẩm, động vật được đối xử thân thiện… Thức ăn của bò bao gồm thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và hỗn hợp. Thức ăn thô xanh không có thuốc bảo vệ thực vật. Thức ăn hỗn hợp đều có xuất xứ và chứng nhận từ nhà cung cấp, được kiểm soát chất lượng định kỳ.

Đặc biệt, các thức ăn tinh và hỗn hợp không chứa các nguồn nguyên liệu từ bột cá theo luật nghiêm cấm sử dụng các nguyên liệu chứa đạm động vật trong sách đỏ. Tất cả bò đều được đánh số để theo dõi. Các khu nuôi bò sữa con được cách ly, chăm sóc đặc biệt với độ ẩm và nhiệt độ luôn ở mức cố định. Khu vắt sữa bò sạch sẽ, trang bị máy móc hiện đại.

Trang trại bò Hoàng Anh Gia Lai tại Gia Lai được xây dựng với mô hình đồng bộ, khép kín và áp dụng các cộng nghệ tiên tiến. Phần lớn diện tích dùng để trồng thức ăn cho bò và được lắp đặt công nghệ tưới nhỏ giọt của Isarel. Bò sữa được nhập khẩu từ Úc, chăm sóc theo quy trình giống như các trang trại ở Úc. Mỗi ngày, một con bò được vắt sữa 2 lần, cho khoảng 25 lít sữa/ngày. Sữa bò sản xuất ra được cung cấp cho nhà máy chế biến sữa của Nutifood.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here