Mô hình nuôi rắn mối đang dần trở nên gần gũi với bà con trên khắp cả nước trong thời gian gần đây. Rắn mối được xem là nguồn thức ăn bổ dưỡng và có công dụng chữa được nhiều bệnh, chăn nuôi rắn mối cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, với nhiều bà con nông dân thì rắn mối vẫn còn là loài xa lạ. Vì vậy, bài viết sau đây sẽ giới thiệu với bà con các thông tin về rắn mối như rắn mối là con gì, có độc không và cách bẫy chúng trong tự nhiên.
Rắn mối là con gì?
Rắn mối (Dasia Olivacea) là loài bò sát có vảy, bốn chân, mỗi chân có móng vuốt sắc bén kết hợp leo trèo; răng rắn mối giống với răn thằn lằn; rắn mối bơi rất giỏi và hay có thói quen phơi nắng. Loài này có hình dạng giống với kỳ nhông nhưng mập hơn nhiều và có lớp vảy bóng óng ánh thường sống trong vườn nhà, góc nhà, các lùm cây, bụi rậm vùng quê.
Rắn mối phân bố ở Việt Nam khá phổ biến. Rắn thường hoạt động vào ban ngày vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định và tập tính thay đổi theo mùa.
Rắn mối kiếm thức ăn chủ yếu vào mùa hè. Mùa đông rắn sống trong hang chỉ ra vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày. Mỗi năm rắn sinh sản khoảng 2-3 lứa, mỗi lứa 2-9 rắn con; rắn lột xác 3-4 lần trong mùa.
Thức ăn rắn mối chủ yếu là côn trùng: dế, châu chấu,…các dạng thức ăn tanh: tép, tôm,…thức ăn ngọt: nhãn, xoài , chôm chôm,…
Rắn mối có độc không?
Mặc dù mang họ rắn nhưng rắn mối không hề độc, rắn thường sống ẩn nấp để trốn tránh kẻ thù. Nó không có răng nanh cũng như nọc độc nên khi cắn không ảnh hưởng gì tới chúng ta. Rắn mối khá nhát nên khi gặp con người rắn thường hay bỏ chạy chứ không tấn công con người.
Cách bẫy rắn mối ngoài tự nhiên
Trong tự nhiên, môi trường sống lí tưởng của rắn mối thường là bụi rậm, lùm cây, góc nhà dân,…nên bà con phải lưu ý các địa điểm sống của rắn.
Tập tính của rắn là hay ra ngoài kiếm ăn vào mùa hè thường là buổi trưa và rắn khá lanh lợi, leo trèo giỏi để tránh bị bắt.
Sau đây là một vài mẹo để bẫy rắn mối ngoài tự nhiên:
Bà con chuẩn bị nguồn thức ăn cho rắn như: dê, tép,… làm mồi nhử
Tìm các vật dụng như chai, chum,…có độ cao tối thiểu 30cm bầu rộng và thành trơn (sao cho rắn không bò ra ngoài được khi đã chui vào)
Tiếp sau đó đặt vào các vị trí rắn mối hay ra vào (thường là dưới đất), miệng bầu cao hơn mặt đất 2-5cm. Trên miệng bầu có thể tạo mùi tanh bằng gián, tép,… để dụ rắn vào bẫy. Xung quanh bầu nhử dùng rơm rạ, lá cỏ rác rải lên để làm tấm nền ngụy trang, mỗi ngày thăm bẫy 1 lần và tránh chạm vào miệng bầu.
Mùa đông rắn khá chậm chạp nên có thể dùng tay/ cây gậy,… đuổi bắt.
>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: