Đà điểu là giống chim hoang dã được thuần hóa thành vật nuôi, có khả năng thích nghi với nhiều loại khí hậu: nóng, lạnh, khô, ẩm cũng như nhiều loại địa hình: vườn đồi, trang trại, đồng cỏ, vùng cát. Đà điểu là con vật mang lợi ích kinh tế rất cao, từ thịt, trứng, da tới lông đều có thể mang về nguồn thu nhập cho bà con. Bài viết dưới đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi đà điểu chi tiết, bao gồm cách chọn đà điểu giống, làm chuồng nuôi, thức ăn, phòng bệnh cho đàn đà điểu,…
Giá ngỗng thịt và ngỗng giống. Các loại ngỗng giá trị kinh tế cao
Chi Ngỗng (danh pháp khoa học là Anser) bao gồm ba loại lớn: ngỗng trời, ngỗng xám và ngỗng trắng. Chi Ngỗng phân bố chủ yếu ở Bắc bán cầu. Vào mùa hè, một vài loài cư trú và sinh sản ở những môi trường ẩm ướt và thưa cây cối vùng cận Bắc cực và ôn đới lạnh, một vài loài sinh sản xa hơn về phía nam ở vùng ôn đới ấm. Vào mùa đông, chúng di trú về phía nam.
Hiện nay chi Ngỗng được coi chứa 10 loài còn sinh tồn. Trong đó loài có kích thước lớn nhất là ngỗng xám cân nặng 2.5 – 4.1kg, loài nhỏ nhất là ngỗng Ross nặng 1.2 – 1.6kg. Chi Ngỗng có đặc điểm chung là chân màu hồng/da cam, mỏ màu hồng/da cam/đen. Chúng có lông bụng và mặt trên lông đuôi màu trắng. Cổ, thân, cánh có màu xám/trắng. Ngỗng sống trong tự nhiên là loài ăn cỏ ở các vùng đất lầy lội, nhưng cũng có thể kiếm ăn ở các vùng đất khô. Nhờ các chân màng nên chúng bơi lội rất tốt, khi bơi chúng thường lặn cắm đầu xuống để tìm kiếm các loại cỏ mọc trong nước. Các cặp ngỗng sinh sản thường sống chung cả đời. Mỗi lần ngỗng mẹ đẻ 3 – 8 trứng và ấp trong vòng 21 – 30 ngày.
Mô hình nuôi cá chép. Kĩ thuật nuôi cá chép cho năng suất cao
Cá chép là loại cá nước ngọt, sống thành bầy, dễ nuôi do có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau nhưng chúng chủ yếu thích dòng nước chảy chậm, môi trường nước rộng cùng nhiều rong rêu. Cá chép rất tạp ăn và chúng gần như có thể ăn mọi thứ: côn trùng, thực vật thủy sinh, cá chết… Cá chép là loại cá có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, để nuôi cá cho năng suất cao mà vẫn thơm ngon, chắc thịt là điều không phải bà con nào cũng hiểu rõ.
Mô hình nuôi cá chép mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, sẽ giúp bà con bổ sung những kiến thức cần thiết khi bà con có ý định đầu tư vào mô hình này.
Các loại tôm hùm giá trị kinh tế cao. Giá tôm hùm thương phẩm
Nhắc đến tôm hùm, các bà nội trợ vẫn nghĩ đến món ăn tiền triệu hiếm khi được xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Tuy nhiên thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện các loại tôm hùm nhập khẩu từ Canada với giá thành rẻ hơn tôm hùm Việt Nam, khiến các bà nội trợ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mua và chế biến tôm hùm thành món ăn đầy dinh dưỡng cho cả nhà. Thực hư về loại tôm hùm nhập khẩu này như thế nào? Chất lượng của nó so với tôm hùm nuôi ở Việt Nam ra sao? Giá thành của các loại tôm hùm có gì khác biệt?
Hãy cùng theo dõi tổng hợp của chúng tôi về các loại tôm hùm và giá thành của chúng, để có cái nhìn bao quát nhất về thị trường của mặt hàng hải sản đầy tiềm năng này.
Đôi nét về tôm hùm
Tôm hùm được mệnh danh là vua của các loại hải sản chính bởi vì đẳng cấp dinh dưỡng mà chúng mang lại. Hiệp hội tim mạch Mỹ từng có nghiên cứu chỉ ra rằng, chất béo omega-3 có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, giảm huyết áp, phòng chống bệnh mãn tính và tăng cường năng lượng. Lượng axit béo omega-3 trong tôm hùm khá nhiều và rất có lợi cho sức khỏe.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt. Thức ăn cho tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có nguồn dinh dưỡng cao và là món ăn phổ biến trong mâm cơm của người Việt. Tùy vào điều kiện tự nhiên và kinh tế mà bà con có thể áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng khác nhau như nuôi trong ao, hồ thông thường, nuôi thương phẩm công nghiệp, nuôi thâm canh hay nuôi bán thâm canh,… Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào bà con cũng cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Cách làm ao nuôi
Ao nuôi tôm thẻ chân trắng có thể là hình vuông, chữ nhật hay tròn. Có nguồn nước sạch, độ pH phải đạt từ 6 trở lên. Diện tích phù hợp trung bình 5.000 m2.
Trang bị hệ thống quạt tạo dòng chảy để tăng lượng oxy cho tôm, tạo dòng chảy và thu gom chất thải.
Hướng dẫn cách trồng cỏ nuôi bò. Các giống cỏ nuôi bò tốt nhất
Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến khả năng sinh trưởng cũng như định giá đầu ra cho chăn nuôi là thức ăn. Trong đó, chăn nuôi bò nguồn thức ăn quan trọng nhất là thức ăn thô xanh, tức các loại cây cỏ mọc ngoài tự nhiên hoặc được trồng. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách trồng cỏ nuôi bò, và các giống cỏ nuôi bò tốt nhất để đem lại năng suất cao nhất cho bà con.
Các giống cỏ và cách trồng cỏ nuôi bò
Hầu hết người chăn nuôi thủ công đều nghĩ rằng, cỏ thì không cần chăm sóc cũng có thể tự sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên đó là suy nghĩ sai lầm. Cỏ dùng cho chăn nuôi bò cũng giống như những cây trồng khác, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ không mang lại năng suất cao và như thế sẽ ảnh hưởng đến năng suất của vật nuôi.
Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt. Các giống bò thịt tốt nhất hiện nay
Với hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, hơn cả thập kỷ qua, nghề chăn nuôi bò luôn là một lối thoát cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, cải thiện sinh kế. Trong chăn nuôi bò thịt, điểm cần chú trọng nhất là bò giống và kỹ thuật nuôi. Để hiểu rõ hơn về các giống bò tốt nhất hiện nay, cũng như các kỹ thuật chăn nuôi bò thịt theo mô hình nhốt chuồng, bà con hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây.
Các giống bò thịt tốt nhất hiện nay
Hiện có nhiều giống bò thịt ở Việt Nam. Đa phần người chăn nuôi vốn quen với giống bò vàng truyền thống, được nuôi phổ biến suốt hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều giống bò giống bò nhập khẩu với sản lượng và chất lượng thịt cao hơn hẳn so với các giống nội. Bà có có thể khảo một số giống dưới đây.
Nuôi gà thả vườn cần bao nhiêu vốn? Giá các giống gà thả vườn hiện nay
Chất lượng thịt của các giống gà nuôi theo mô hình thả vườn luôn cao hơn nhiều so với các giống gà nuôi công nghiệp khép kín, do đó rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay tại Việt Nam có nhiều giống gà, tuy nhiên không phải giống nào cũng thích hợp với mô hình nuôi thả. Bà con có thể tham khảo những giống gà thả vườn tốt nhất dưới đây, và số vốn cần có để xây dựng một trang trại gà thả vườn.
Các giống gà thả vườn tốt nhất và giá của chúng
Gà lương phượng
Là loại gà nhập, xuất xứ từ Trung Quốc, đây là giống gà được nuôi phổ biến với hình thức thả vườn tại khắp các vùng nông thôn và nuôi tập trung trên cả nước.
So với các giống gà thả vườn thì gà lương phượng có đặc điểm ngoại hình khá giống với gà ri và tam hoàng. Con trống có bộ lông dày và sặc sỡ với nhiều màu sắc (vàng, cam, đỏ, tía …). Gà lương phượng có mào đơn (1 lớp) màu đỏ đậm. Dáng người không cao. Da vàng, thịt thơm.
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn. Cách phòng bệnh cho đàn gà thả vườn
Tiêm phòng cho gà là biện pháp tối ưu nhất để giảm thiểu thiệt hại trong quá trình chăn nuôi. Để đảm bảo đàn gà của gia đình, đặc biệt là gà thả vườn, luôn có sức khỏe tốt, trong quá trình chăn nuôi bạn cần tuân thủ lịch tiêm phòng cho gà và các biện pháp để phòng bệnh cho đàn gà dưới đây.
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn và nuôi nhốt
- Đối với gà con mới sinh được 1 ngày tuổi, nên cho tiêm vaccine Marerk
- Khi được 3 ngày tuổi cho tiêm Newcastle chủng F hệ 2 lần 1 (nhỏ mắt/mũi)
- Đến 7 ngày tuổi tiêm chủng đậu (tiêm dưới da vùng cánh)
- Khi gà con được 10 ngày tuổi cho tiêm Gumboro lần 1 (nhỏ, uống, tiêm dưới da)
- Gà được 15 ngày tuổi tiêm vaccine cúm gia cầm
- Gà được 21 ngày tuổi tiêm mũi Newcastle lần 2 (uống hoặc trộn vào thức ăn)
- 24 ngày tuổi cho nhắc lại mũi Gumboro lần 2 (nhỏ mắt, hoặc uống, tiêm dưới da)
- 30 ngày tuổi thì cho tiêm vaccine IB (phun hoặc uống)
- 45 ngày tuổi tiêm mũi Tụ huyết trùng (tiêm dưới cổ/trong đùi)
- 60 ngày tuổi tiêm mũi Newcastle chủng M hệ 1 (tiêm dưới cổ/trong đùi)
- Sau đó khi gà được 4 – 6 tháng tuổi thì tiêm nhắc lại Newcastle, cúm gia cầm và tụ huyết trùng
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng. Mô hình nuôi cá lóc hiệu quả
Áp dụng kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng có thể mang lại cho bà con nguồn thu nhập hơn 200 triệu mỗi năm. Đây là mô hình rất phù hợp cho những hộ không có quỹ đất eo hẹp hoặc rất ít đất. Đầu tư mô hình này sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên nếu bà con không hiểu rõ quy trình kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế sẽ không được như mong đợi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết tới bà con mô hình nuôi cá lóc còn khá mới mẻ này!
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể xi măng
Chuẩn bị bể nuôi cá lóc
Hình dạng bể nuôi cá lóc thích hợp nhất là hình chữ nhật. Kích thước tối ưu là 15 – 20 m2, không nên xây quá nhỏ, cá không có không gian để hoạt động sẽ làm giảm năng suất.
Đáy bể nên phủ một lớp cát vừa làm một lớp đệm tránh cá tiếp xúc với đáy vừa lọc nước. Thiết kế nghiêng về hướng xả nước.