Oops! It appears that you have disabled your Javascript. In order for you to see this page as it is meant to appear, we ask that you please re-enable your Javascript!

Bồ câu Pháp giá bao nhiêu? Chi tiết giá bồ câu Pháp giống và thịt hiện nay

Trong thời gian gần đây, chim bồ câu Pháp nổi lên như là một vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá bồ câu Pháp giống và thịt luôn ở mức cao và không có nhiều biến động so với các giống gia cầm truyền thống khác. Đây là yếu tố quan trong giúp mô hình nuôi chim bồ câu Pháp được nhân rộng ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam, giúp nhiều bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.

Bồ câu Pháp giá bao nhiêu? Giá bồ câu Pháp giống và thịt hiện nay

Giá bồ câu pháp giống và thịt ở Việt Nam

Chim bồ câu Pháp là giống bồ câu có nguồn gốc xuất xứ từ nước Pháp được lai tạo và tuyển chọn giống sau một thời gian dài. Chim bồ câu Pháp được nuôi ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỉ 20 và nhanh chóng khẳng định ưu thế vượt trội so với những giống chim bồ câu ta với nhiều ưu điểm như:

  • Kích thước lớn, thịt nhiều và ngon
  • Dễ nuôi, không kén ăn
  • Phát triển nhanh, sinh sản mạnh
  • Ít dịch bệnh, dễ thích nghi

Mô hình làm giàu từ chăn nuôi gà Đông Tảo

Có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, gà Đông Tảo (một trong những giống gà Tiến Vua) là giống gà quý hiếm có chất lượng thịt giòn ngon, thơm bổ. Với lợi ích kinh tế cao, mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần chủng đang được rất nhiều hộ chăn nuôi mạnh tay đầu tư phát triển. Nhiều gia đình đã vườn lên làm giàu bền vững từ con gà Đông Tảo với số vốn đầu tư không quá lớn.

Mô hình nuôi gà đông tảo làm giàu. Làm giàu từ chăn nuôi gà đông tảo

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế

Trong những năm gần đây, nhiều mô hình chăn nuôi mới được áp dụng thực tế nhằm tăng năng suất, tiết kiệm thời gian cho người nông dân. Trong đó, có thể kể đến mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao lại có thể bảo vệ môi trường. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần thiết để giúp bà con hiểu rõ hơn về mô hình này.

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà

Nuôi giun quế kết hợp nuôi gà được xem là mô hình mới, hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phát triển mạnh từ cuối năm 2015 đem lại lợi ích thiết thực cho người chăn nuôi và cũng như môi trường sống.Số vốn cần có cho mô hình này không nhiều do nuôi giun quế không cần chi phí chuồng trại, giun quế rất dễ nuôi, có thể dùng thức ăn từ rác hữu cơ, lục bình,….

Phần lớn chi phí của mô hình đến từ việc nuôi gà, chi phí nuôi giun quế hầu như không đáng kể. >> Bà con có thể tham khảo thêm bài viết: giá bán giun quế giống, giun quế thương phẩm và các trang trại bán giun quế giống tốt nhất. 

Kỹ thuật nuôi

Đối với giun quế có thể cho chúng ăn các nguyên liệu lấy từ nông nghiệp hay bã thải vứt đi: bã thải hoa quả, bã rau, bã cà phê, vỏ trứng, phân động vật, các loại thức ăn giun bán sẵn,..Cho dùng quế ăn vô cùng đơn giản, bà con chỉ cần chôn thức ăn xuống đất nơi giun hoạt động.

Hầu hết giun quế đều sống tốt trong môi trường đất và sinh sản phát triển ổn định nên chúng rất dễ chăm sóc; cần khai thác giun tinh và phân giun định kì. Nuôi gà bằng giun quế đem lại năng suất cao, ít dịch bệnh, gà lớn nhanh và phát triển tốt.

Giá trị dinh dưỡng của 10 con giun quế bằng 1kg tinh bột. Khi nuôi gà bằng giun không cần dùng cám cò để tiết kiệm chi phí chăn nuôi cũng như chất lượng gà được đảm bảo.

Lợi ích từ mô hình

Khi nuôi giun quế với số lượng ngày càng nhiều thì có thể kết hợp bán giun với giá 10.000đ/kg và 35.000đ/kg sinh khối tùy chất lượng. Gà ăn giun quế cho thịt dai ngon chất lượng tốt nên có giá bán cao hơn các loại gà bình thường và được ưa chuộng nhiều hơn.

Giun quế có thể làm sạch đất, phân hủy các chất thải, phân bón,…góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đem lại sự xanh sạch khi nuôi.

Bà con nên tham khảo thêm các bài viết chi tiết về kỹ thuật nuôi giun quế ở phía cuối bài viết. 

Mô hình nuôi giun quế kết hợp nuôi gà. Kỹ thuật nuôi gà bằng trùn quế

Điển hình áp dụng thành công

Hiện nay, nhiều gia đình rất thành công trong việc sử dụng mô hình này để chăn nuôi. Điển hình là gia đình chị Phan Thị Sáu (Hạ Hòa, Phú Thọ) thu về lãi lớn với 70 triệu mỗi đợt bán 500 gà, vịt; ngoài ra chị còn cung cấp giống giun cho trại giống Thanh Hà mỗi đợt thu về 20 triệu.

Hay có thể kể đến gia đình anh Quảng (Ba Vì, Hà Nội), mỗi năm trang trại chăn nuôi của anh mang lại nguồn thu ổn định từ 500-600 triệu đồng,..

Bài viết nên tham khảo thêm

>> Tham khảo thêm các bài viết chi tiết về giun quế: 

Cho gà ăn gì để nhanh ra lông? Cách làm cho gà mau ra lông

Anh em chơi gà chọi hay gà cảnh chắc chắn không lạ gì với cảnh gà thay lông. Đây là khoảng thời gian gà xuống mã nhất và nghỉ ngơi hoàn toàn không tham gia vào bất cứ hoạt động nào. Để gà thay lông nhanh hơn, khoác bộ cánh mới đẹp hơn thì cần thay đổi chế độ chăm sóc cẩn thận hơn, nhất là đồ ăn.

Cho gà ăn gì để nhanh ra lông? Cách làm cho gà mau ra lông

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu nhốt. Cách nuôi chim bồ câu thả rong

Trong những năm gần đây, mô hình nuôi chim bồ câu đang phát triển mạnh mẽ bởi hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cũng như cung chưa bao giờ đủ cầu. Vậy cách nuôi chim bồ câu như thế nào cho năng suất cao và kỹ thuật nuôi chim bồ câu khó hay dễ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Cách nuôi chim bồ câu nhốt chuồng. Cách nuôi chim bồ câu thả rong

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà ri thương phẩm

Gà ri là một trong những giống gà nội địa phổ biến nhất tại Việt Nam trong hàng trăm năm qua. Thịt gà ri ngon, săn chắc, giàu dinh dưỡng, chất lượng vượt trội so với các giống gà thương phẩm khác. Chính vì vậy nên mô hình nuôi gà ri đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con những đặc điểm của giống gà ri thuần chủng, cũng như kỹ thuật nuôi gà ri thịt năng suất cao.

Kỹ thuật nuôi gà ri thịt. Thức ăn cho gà ri. Cách làm chuồng nuôi gà ri

Giá máy ấp trứng gà, vịt, ngan,… Các loại máy ấp trứng tốt, giá rẻ hiện nay

Nếu bà con đang sở hữu một trang trại chăn nuôi các loại gia cầm, thủy cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng… và đang cân nhắc về việc đầu tư máy ấp trứng cho trang trại của mình? Bài viết này sẽ giúp bà con giải đáp những ưu và nhược điểm của máy ấp trứng, cũng như giá các loại máy ấp trứng trên thị trường hiện nay.

Giá máy ấp trứng gà, vịt, ngan,... Các loại máy ấp trứng tốt, giá rẻ hiện nay

Giá bán các loại thuốc tẩy giun cho gà. Hướng dẫn xổ giun cho gà

Tẩy giun cho gà là việc làm cần thiết trong quá trình chăn nuôi để gà sinh trưởng và phát triển ổn định. Tẩy giun nên thực hiện định kì và thực hiện đúng cách để cho hiệu quả tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bà con thông tin về giá bán các loại thuốc tẩy giun cho gà và hướng dẫn cách xổ giun cho gà.

Giá bán các loại thuốc tẩy giun cho gà. Hướng dẫn xổ giun cho gà

Hướng dẫn cách nhận biết trứng gà có trống hay không

Nhận biết trứng gà có trống hay không là cách duy nhất để kiểm tra trứng có thể nở thành công thành con non. Bà con và các trang trại chăn nuôi nên biết các cách nhận biết trứng có trống để trứng ấp một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. 

Cách nhận biết trứng gà có trống. Cách soi trứng gà có trống

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

Chim trĩvật nuôi có giá trị kinh tế rất cao, giúp nhiều gia đình cải thiện kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện ở Việt Nam có 2 giống chim trĩ phổ biến làm chim trĩ đỏ, trĩ xanh. Ngoài ra còn giống hiếm hơn là chim trĩ 7 màu. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con đặc điểm các giống chim trĩ, và giá trị kinh tế của từng giống chim trĩ hiện nay. Qua đó để bà con thấy được nên nuôi chim trĩ đỏ hay chim trĩ xanh, hay chim trĩ 7 màu. 

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

I. Chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ, hay chim trĩ khoang cổ đỏ. Trước khi được con người “thuần hóa” để nuôi như một loài vật nuôi trong nhà, chim trĩ đỏ thường trú ngụ ở những nơi có núi rừng, nhiều cây cỏ. Ở Việt Nam chúng xuất hiện ở các vùng núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Núi Bà, rừng Cát Tiên, các khu được bảo tồn như rừng U Minh …

1. Đặc điểm chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ có màu sắc rất đẹp và bắt mắt, đặc biệt là con trống. Phần đầu màu xanh óng ánh, da mặt đỏ, có một vòng trắng quanh cổ rõ rệt. Phần mình màu nâu thẩm, phần dưới ngực màu tím hồng đậm, hai bên cánh màu vàng nhạc, điểm đốm đen trắng. Nhiều màu kết hợp làm chim trĩ nỗi bật so với các loài gia cầm khác.

Chân chim màu xám hoặc vàng. Lông đuôi màu xám tro hoặc xám vàng rất dài gần 1m. Khối lượng khi chim trưởng thành từ 1,2 – 2kg

Vì là động vật hoang dã nên chim trĩ đỏ có sức đề kháng cao, có thể chống lại được một số bệnh do môi trường gây ra.

2. Thức ăn của chim trĩ đỏ

Thức ăn của chim trĩ đơn giản, tương tự nhưng ít hơn của gà, chúng chỉ ăn một lượng bằng một nửa so với gà. Một con chim trĩ trưởng thành chỉ tiêu tốn lượng thức ăn khoảng 6-7kg/lứa, trong khoảng 5 tháng.

Thời gian ăn của chúng không cố định, khi nào hết thì tiếp thêm. Thức ăn có thể là những nguồn có thể tận dụng được như thóc, đậu, ngô, rau… Hết sức hạn chế cho ăn cám vì sẽ làm giảm đáng kể chất lượng thịt, trứng và giá trị kinh tế của loài chim này. 

3. Giá trị kinh tế của chim trĩ đỏ

Chim trĩ đỏ có khả năng phối giống tốt, cho năng suất thịt và trứng cao. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 5 con trĩ trống (thịt) và 5 con trĩ mái (sinh sản) thì mỗi năm chúng sẽ cung cấp khoảng 10kg thịt thương phẩm và 500 trứng.

Nếu giá chim trĩ thịt là 400.000đ/kg và giá trứng chim là 30.000đ/trứng thì mỗi năm hộ nuôi có thể thu được gần 20 triệu đồng từ việc bán thịt và trứng, với chi phí lao động và thức ăn thấp.

Các giống chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

II. Chim trĩ xanh

Chim trĩ xanh (hay chim trĩ đen) là giống chim ngoại có nguồn gốc Nhật Bản, được du nhập vào Việt Nam từ cách đây hơn một thập kỷ. Hiện chúng đã thích nghi được với khí hậu nhiệt đới và sinh trưởng rất tốt.

1. Đặc điểm chim trĩ xanh

Về ngoại hình, tập tính và sự tăng trưởng gần như giống với chim trĩ đỏ. Chỉ khác ở màu sắc lông và độ dài của cơ thể. Chim trĩ xanh có một bộ lông rất hấp dẫn người xem đặc biệt là chim trĩ xanh thuần chủng với chủ đạo là màu xanh óng đậm có điểm thêm màu tím, xám, vàng, đỏ.

Về kích thước cơ thể, chim trĩ xanh dài hơn chim trĩ đỏ khoảng 20cm. Còn về thức ăn cho thì tương tự như chim trĩ đỏ, bà con có thể cho ăn thức ăn của gà thả vườn thông thường (ngô, thóc, rau,…), nhưng với khối lượng ít hơn. Hạn chế cho ăn cám để tránh làm mất dáng của giống chim này. 

2. Giá trị kinh tế

Chim trĩ xanh có giá trị kinh tế cao hơn chim trĩ đỏ nhờ vào chất lượng thịt cực kỳ giàu dinh dưỡng, có thể làm thuốc trong đông y, giúp bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh nhanh phục hồi.

Mặt khác, chúng khó nhân giống, nên dù trọng lượng có giống với chim trĩ đỏ, thì chim trĩ xanh vẫn có giá cao hơn rất nhiều. Nếu mỗi hộ nuôi khoảng 3 con chim trĩ xanh trống và 6 – 9 con trĩ xanh mái thì mỗi lứa (khoảng 5-6 tháng) người nuôi có thể thu được khoảng 40 – 60 triệu đồng từ việc bán giống và bán trứng (nếu trong điều kiện thuận lợi, chăm sóc tốt, chim trĩ khỏe mạnh và sinh sản đều). 

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

III. Chim trĩ 7 màu

Chim trĩ 7 màu có nguồn gốc từ Trung Quốc, là giống chim trĩ có màu sắc nổi bật nhất trong số các loại chim trĩ đang được nuôi phổ biến ở nước ta.

1. Đặc điểm

Về chiều dài cơ thể, chim trĩ 7 màu giống như chim trĩ xanh, riêng con trống thì dài hơn khoảng 30cm. Màu sắc sặc sỡ đủ màu đỏ, vàng, xanh, đen, xám…

Thức ăn chủ yếu cho chim trĩ 7 màu cũng tương tự thức ăn của hai loại chim trĩ trên. 

Mùa sinh sản của chim trĩ 7 màu là từ tháng 3-tháng 7. Có thể đẻ khoảng 18 trứng/mùa, vì số lượng con ít, người sành chơi lại rất ưa chuộng nên giá chim trĩ 7 màu rất cao.

2. Giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế của loại chim này cao nhất trong 3 loại chim trĩ được đề cập ở đây, bán 1 con chim giống giá phải đến gần 2 triệu đồng, con chim lúc trưởng thành phải hơn 5 triệu đồng/con (tùy thời điểm).

Các loại chim trĩ. Nên nuôi chim trĩ đỏ, trĩ xanh hay chim trĩ 7 màu?

IV. Nên nuôi chim trĩ xanh, trĩ đỏ hay trĩ 7 màu?

Hiện nay, các hộ chăn nuôi chim trĩ chỉ tập trung vào hai giống là chim trĩ xanh và trĩ đỏ. Còn trĩ 7 màu do giá quá cao, thị trường hẹp nên khó tiêu thụ, trong khi khả năng sinh sản thấp và khó chăm sóc. 

Về chim trĩ xanh hay chim trĩ đỏ. Với hộ chăn nuôi theo hướng thương phẩm (lấy thịt và trứng) thì nên nuôi chim trĩ đỏ vì giá giống thấp hơn, dễ nuôi hơn và khả năng sinh sản tốt hơn chim trĩ xanh. Bên cạnh đó, giá thương phẩm cũng hợp lý hơn nhiều so với chim trĩ xanh nên thị trường tiêu thụ rộng, dễ tiếp cận với người tiêu dùng. 

Chim trĩ xanh chăm sóc khó hơn, đòi hỏi người nuôi có kỹ thuật và thường được nuôi theo hướng làm cảnh. Trĩ xanh thương phẩm cũng có nhưng rất ít, vì giá quá cao nên khó tiêu thụ. 

V. Kết luận

Từ những thông tin được cung cấp trên có thể thấy, chim trĩ có giá trị kinh tế rất cao. Với cùng một công chăm sóc, cùng chi phí thức ăn, một cặp chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần các loại gia cầm thông thường. Việc nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của người nông dân nếu biết cách chăn nuôi và đầu tư đúng cách.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 


Bài Viết Mới Nhất