Tự trồng và chăm sóc các loại cỏ ngon, giàu chất dinh dưỡng để nuôi dê sẽ giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí chăn nuôi, công chăm sóc và dê lớn nhanh, mau xuất chuồng. Hiện nay, có rất nhiều giống cỏ nuôi dê dễ trồng, đảm bảo có hàm lượng dinh dưỡng cao. Chỉ cần có cách chăm sóc tốt thì sẽ cho thu hoạch nhiều năm.
I. Các giống cỏ nuôi dê nhiều dinh dưỡng
Mô hình nuôi dê trang trại của nhiều gia đình đang phát huy thế mạnh của nó. Nếu có khu vực trồng cỏ tốt, diện tích lớn thì bà con sẽ không sợ khan hiếm nguồn thức ăn như nuôi dê chăn thả khu vực đồi núi. Bên cạnh đó, dê được ăn uống đầy đủ thì chất lượng thịt sẽ cao, nhanh lớn và giúp bà con thu được nguồn lợi nhanh chóng hơn.
Bà con nên tìm hiểu và trồng một số loại cỏ tốt cho dê như.
1. Giống cỏ yến mạch
Giống cỏ yến mạch có nguồn gốc từ Australia. Chúng được trồng để lấy hạt ngũ cốc, lá và thân cây Yến Mạch còn được dùng làm thức ăn cho gia súc. Đặc điểm giống cỏ này là khả năng chịu lạnh và sương muối cực kỳ tốt nên thích hợp trồng ở nhiều khu vực khác nhau.
Hàm lượng dinh dưỡng khoảng 14 – 18%, hàm lượng protein thô khoảng 18 – 22%. Thân cây và lá giòn, dễ tiêu hóa. Có thể sử dụng để ủ chua làm thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Chăm sóc tốt thì mỗi năm thu hoạch từ 75 – 80 tấn/hecta.
2. Giống cỏ voi xanh Thái Lan
Cỏ voi xanh Thái Lan không lông là thức ăn yêu thích, dễ tiêu hóa của dê. Chúng được đánh giá là có nguồn dinh dưỡng cao, nâng suất đạt 500 tấn/ha/năm. Giống cỏ này có bộ rễ phát triển cực mạnh nên thích hợp trồng ở nhiều nơi, kể cả nhiệt độ thấm 18* C cây cũng vẫn phát triển.
3. Cỏ voi lùn Đài Loan
Cỏ voi lùn Đài Loan thường mọc từng khóm bụi, thân có từng đốt dày như cây mía, lá rộng, thẳng đứng chếch lên trời. Cỏ có năng suất cao, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, lá mềm, ít nhám, nhiều nước, có vị ngọt, dễ tiêu hóa…Bà con có thể thu hoạch lâu dài từ 4-6 năm nếu chăm sóc tốt.
4. Giống cỏ cao lương Sudan
Giống cỏ này cao và to như cây ngô có thể thu hoạch được cả lá và thân, dùng làm thức ăn cho gia súc rất tốt. Đặc biệt 1 năm có thể thu hoạch được 7 – 10 lứa/ đảm bảo luôn cung cấp đủ thức ăn cho vật nuôi. Ngoài làm thức ăn tươi xanh bà con còn ủ chua để tăng hàm lượng dinh dưỡng cũng rất tốt.
5. Cỏ ruzi
Cỏ Ruzi có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, hàm lượng protein thô từ 7 – 13% và có thể đạt đến mức tối đa là 20%, tỷ lệ tiêu hóa từ 55 – 75%.Năng suất cỏ đạt 150 – 190 tấn/ha, chu kỳ thu hoạch có thể kéo dài từ 4 – 6 năm. Cỏ này dùng để vỗ béo, chăm sóc dê đang nuôi con cực tốt.
II. Cách trồng và chăm sóc cỏ nuôi dê
Mỗi giống cỏ sẽ có cách trồng và chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, kỹ thuật trồng cỏ thì gần như là giống nhau, bà con cần biết thời vụ trồng của từng loại để giúp chúng phát triển tốt hơn. Nên lựa chọn thời điểm mát mẻ, khí hậu ổn định để tăng khả năng nẩy mầm của giống cây.
1. Điều kiện đất trông
Thường cỏ nuôi dê kể trên đều có sức sống mạnh mẽ, có thể sinh trưởng được ở nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Nhưng bà con lưu ý là làm sao đảm bảo vùng đất trồng không nên để ngập úng nước để tránh là cỏ không thể phát triển được.
Tốt nhất nên họn những vùng đất có khả năng thoát nước tốt, cải tạo đất bằng phân bón với liều lượng phù hợp, có thể sử dụng phân chuồng hoặc phân lân NPK để bón lót. Khi trồng cỏ thì nên trồng ở lớp đất phía trên, tránh trực tiếp vào phân bón sẽ làm cho cây xót phân, không thể đâm rễ phát triển được.
Trước khi trồng bà con xới đất, làm rãnh, hàng , mỗi hàng cách nhau 40 – 45cm để ki cây lớn không bị chồng chéo vào nhau. Có thể gieo trồng bằng hạt hoặc thân tùy vào từng giống cỏ. Sau khi trồng thì lấp đất lại và tưới nước giữ ẩm cho đất, sau 15 – 25 ngày sẽ thấy cỏ phát triển nhanh.
2. Chăm sóc
Khi trồng cỏ bà con cần chú ý là dọn dẹp sạch cỏ dại xung quanh gốc cỏ, rãnh để tránh chúng ăn hết dưỡng chất của cỏ cho dê. Có thể trồng dặm nếu cỏ chết và xới đất để giúp cỏ phát triển tốt hơn, cao hơn và xanh hơn. Khi cỏ cao thì có thể thu hoạch được.
Cỏ phát triển nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ chăm sóc của bà con nông dân. Nếu có được bón phân, tưới nước đầy đủ thì sẽ đảm bảo nhiều dưỡng chất cho dê ăn đồng thời kéo dài thời gian thu hoạch.
3. Thu hoạch
Chú ý, khi thu hoạch bà con không nên cắt sát gốc mà nên chừa lại một đoạn chừng 4-5cm để tăng khả năng tái sinh của cỏ. Bà con có thể trồng nhiều loại cỏ khác nhau trên cùng diện tích để thay đổi bữa ăn cho dế và tránh khi khan hiếm nguồn thức ăn.
Tự trồng cỏ sẽ giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí. Các giống cỏ hiện nay bán nhiều ở trung tâm nghiên cứu cây trồng hoặc trang trại chăn nuôi để bà con tìm và mua.