Chăm sóc heo con từ khi sinh ra đến khi có thể xuất chuồng được là vấn đề rất khó khăn đòi hỏi bà con phải nắm vững kỹ thuật chăm sóc. Heo con cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ, có sức đề kháng tốt để có thể chống được nhiều bệnh tật. Chia sẻ với bà con cách nuôi heo con mau lớn dưới đây hy vọng sẽ giúp bà con dễ dàng chăn nuôi hơn trong thời buổi nền nông nghiệp chăn nuôi đang khó khăn.
>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết:
- Cách điều trị heo con bị tiêu chảy. Bảng giá thuốc đặc trị tiêu chảy ở heo
- Các bệnh thường gặp ở lợn con mới đẻ. Cách chữa trị từng loại bệnh
- Giá bã hèm bia làm thức ăn chăn nuôi. Nơi bán bã bia làm thức ăn chăn nuôi
- Giá bã đậu nành làm thức ăn chăn nuôi gia súc. Nơi bán bã đậu nành
I. Dinh dưỡng cho heo con theo từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn phát triển của heo con bà con cần chú ý cung cấp nguồn thức ăn phù hợp. Dinh dưỡng sẽ quyết định chính đến giai đoạn tăng trưởng của heo, hình thành nạc thịt heo. Nguồn dinh dưỡng cần phù hợp giữa thành phần, tỉ lệ, giá trị dinh dưỡng và chất lượng thức ăn. Cơ bản nhất và cũng quan trọng nhất đó là nguồn thức ăn phải luôn sạch sẽ, chất lượng không có nấm mốc, ôi thiu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của heo, đặc biệt là heo con.
Đặc điêm của heo con đó là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, nó cũng như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng vậy. Bên cạnh đó là khả năng tự điều hòa thân nhiệt rất kém, heo con không thể chịu được lạnh quá hoặc nóng quá. Heo con sau sinh cần nhất là nguồn sữa mẹ, khi thay đổi thức ăn phải từ từ, từ lượng đến thời gian ăn phải hợp lý. Khi đã tìm hiểu, nắm rõ về đặc điểm sinh lý của heo con sau sinh thì bà con sẽ có kế hoạch chăm sóc heo dễ dàng hơn.
1. Giai đoạn sau sinh:
Heo con sau sinh thì nguồn dinh dưỡng duy nhất và cần thiết nhất đó chính là sữa mẹ. Ngay sau khi heo sinh ra cần được bú mẹ càng sớm càng tốt. Heo con thường có đôi răng nạnh sắc nhọn sẽ làm ảnh hưởng đến vú mẹ và quá trình bú nên bà con cần bấm răng nanh khi sinh để heo tiếp cận nguồn sữa mẹ tốt hơn.
Sau sữa mẹ thì cần tập cho ăn dặm càng sớm càng tốt. Giai đoạn tập ăn từ ít đến nhiều, từ 1 cữ đến nhiều cữ trong ngày. Sau khi heo con đạt trọng lượng từ 15kg trở lên thì bắt đầu cai sữa.
2. Giai đoạn sau cai sữa
Khi heo con cai sữa bà con bắt heo sang chuồng khác, tách biệt hẳn với heo mẹ. Chú ý tránh để heo stress kinh ăn, sợ ăn thì phải để chúng làm quen từ từ, không bắt nuôi chung cùng đàn heo khác dễ khiến chúng cắn nhau.
Giai đoạn này thì tăng lượng cám heo. Thức ăn sau cai sữa cần có dinh dưỡng cao (lượng protein thô cần đạt 17-18%, năng lượng trao đổi vào khoảng 3100 kcal/kg thức ăn hỗn hợp). Bà con nên chế biến thức ăn thành dạng bột như bột ngô, đỗ tương, bột gạo, bột cá nhạt để heo tập ăn từ từ.
Sau cai sữa thì heo con cần được tẩy giun đồng loạt. Việc tẩy giun giúp heo ăn nhiều, mau lớn và tránh được nhiều bệnh tật khác.
3. Giai đoạn heo choai
Giai đoạn heo choai được tính từ 31 -60kg. Đây là thời điểm để bà con vỗ béo cho heo bằng các nguồn thức ăn khác nhau, đa dạng chất dinh dưỡng và tăng lượng thức ăn. Heo sẽ nhanh chóng phát triển kích thước cơ thể, phát triển về chiều dài, chiều cao, khung xương. Thức ăn cho heo choai ngoài cám thông thường thì cần bổ sung chất xơ từ rau xanh, chuối…đồng thời cho heo vận động, sưởi nắng để heo chuyển hóa chất dinh dưỡng tốt, khung xương phát triển chắc chắn và khỏe.
4. Giai đoạn vỗ béo để xuất chuồng
Giai đoạn vỗ béo tăng cường thức ăn giàu năng lượng và tăng tỉ lệ nạc, giảm thời gian vận động của heo để heo tập trung năng lượng vào tăng kích thước, trọng lượng. Thức ăn giai đoạn này có thể gồm cám công nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa để giúp heo tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Bà con chú ý, mỗi giai đoạn chăm sóc heo con cần ghi lại lịch trình chăm sóc, thức ăn về nguồn dinh dưỡng, số lượng để có thể kiểm soát sự phát triển của heo, tiết kiệm chi phí tối đa.
II. Phòng bệnh tốt để heo con khỏe mạnh, mau lớn
Heo con mới sinh có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng không cao nên kỹ thuật chăm sóc cũng phải đặc biệt hơn. Đối với chuồng trại cần vệ sinh thường xuyên, khử trùng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Chất thải cần được xử lý ngay để giảm nguồn bệnh lây lan. Chú ý theo dõi từng biểu hiện của heo con vì chúng rất dễ nhiễm bệnh, không sử dụng kháng sinh nếu không cần thiết.
Trường hợp heo còn cần đến thuốc thì mới khỏi bà con nên nhờ đến sự tư vấn và điều trị của bác sĩ thú y. Heo con dễ lây bệnh cho nhau, làm cho cả đàn có nguy cơ bị chết nên cần có bác sĩ thú y chuyên môn thì mới có hướng điều trị đúng cách, giúp bà con chữa khỏi bệnh cho đàn heo, tránh thiệt hại về kinh tế.
Nuôi heo con muốn mau lớn, sạch bệnh thì cần nắm vững các kiến thức thì khi heo sinh ra đến quá trình chăm sóc. Bà con nên có sổ theo dõi để đúc kết kinh nghiệm, tùy chỉnh cách chăm sóc để đảm bảo có được đàn heo con mau lớn, xuất chuồng với chất lượng như ý.