Mô hình nuôi giun quế đang ngày càng phổ biến rộng rãi ở nước ta. Song song với đó kĩ thuật nuôi giun quế cũng là vấn đề mà rất nhiều người chăn nuôi quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về cách nuôi giun quế trong chậu hoặc thùng xốp để đem lại năng suất cao cho bà con cùng tham khảo.
Giun quế là con gì?
Giun quế là nhóm giun ăn phân (ngành ruột khoang), sống trong môi trường chất hữu cơ đang phân hủy; giun quế là giống giun đã được thuần hóa nhập nội và nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Loài này mắn đẻ, dễ bắt, dễ nuôi và dễ thu hoạch.
>> Tham khảo thêm bài viết: Giá giun quế giống, giun quế thương phẩm và phân giun quế hiện nay
Cách nuôi giun quế trong chậu, thùng xốp
Hiện nay, có thể nuôi giun quế bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, nuôi giun quế trong chậu hoặc thùng xốp đem lại nhiều mặt tiện lợi hơn. Cách nuôi này giúp chúng ta giảm chi phí thực hiện dễ di chuyển, tận dụng được không gian chuồng trại,…ngược lại, nuôi tốn công chăm sóc hơn các phương pháp khác vì giun dễ thiếu oxy, khó hấp thu không khí…
Bước 1
Đóng vĩ tre sao cho vừa với kích thước của thùng xốp hoặc chậu để nước thẩm thấu ổn định. Thùng xốp thường có kích thước khoảng 50x35x25 cm, năng suất cao thì dùng loại 70x70x45.
Chậu thường ở mức trung bình không quá to cũng không quá nhỏ. Chậu hay thùng xốp phải có mái che (Giun thích nơi kín tối và thoáng mát).
Bước 2
Đặt 2 cọc gạch dưới đáy thùng xốp hoặc chậu và đặt vĩ tre vừa đóng lên trên đó.
Bước 3
Khoét lỗ thông gió ở 2 bên đối diện nhau của thùng xốp hoặc chậu (có thể ước lượng không cần chính xác), mỗi bên khoét 2 lỗ; lỗ dưới cách đáy 5cm ngang 5cm, lỗ trên cách miệng thùng hoặc chậu khoảng 3-4cm ngang 5cm.
Nếu dùng các loại kích thước to hơn thì có thể dựa theo tỉ lệ mà khoét lỗ sao cho lượng gió không khí được thông thoáng và giữ độ ẩm phù hợp cho giun sống bên trong.
Bước 4
Dùng bao, bạc, lá chuối…trải lên trên vĩ tre để khi đổ đất, phân bò, phân trùng không bị rớt xuống dưới ảnh hưởng đến môi trường sống của giun.
Bước 5
Phủ lên lớp ngăn đó một lớp phân bò khô hay phân bò hoai mục để tạo môi trường cho giun sinh sống ổn định, lớp này cao khoảng 3-5cm
Bước 6
Khi cho ăn bà con nên cho giun ăn phân bò đã ủ ngoài thức ăn cho giun và nên dãi từng vùng nhỏ cách nhau 3-5cm để giun dễ hít thở. Phải phủ kín thùng (chậu) lại để giun tiêu thụ thức ăn.
Bước 7
Sau 1-2 ngày bà con kiểm tra thức ăn một lần, nên cho giun ăn đều đặn để giun không bỏ đi hay chết.
Bước 8
Sau 30 ngày có thể nhân đôi giun bằng cách lấy từ nơi ở cũ sang nơi ở mới.
* Lưu ý: Khi nuôi giun trong thùng, chậu nên tránh cho các thiên địch của giun như: châu chấu, cóc,.. tấn công nó và cần kiểm tra độ ẩm thường xuyên nơi nuôi giun.