Gà Đông Tảo là giống gà quý, có từ rất xa xưa ở Hưng Yên. Đây từng là giống gà Tiến Vua vì từng được dâng lên vua chúa. Ngày nay, gà Đông Tảo đã phổ biến hơn và được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng do được xếp vào nhóm gà quý hiếm, mùi vị đặc trưng, thơm ngon đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo chi tiết, và cách phối trộn thức ăn cho gà Đông Tảo để đàn gà mau lớn, cho năng suất cao.
I. Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo khoa học
1. Chọn giống gà Đông Tảo
Chọn gà giống luôn là bước cực kỳ quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển đàn gà sau này. Vì thế bà con nên lưu ý những vấn đề sau:
a. Đối với gà trưởng thành
Bà con nên chọn những con giống khỏe mạnh; chân thật to, đỏ, thẳng đều; đảm bảo chân không bị bệnh phù. Mặt, mũi, ngoại hình cân đối; màu lông đẹp.
b. Đối với gà con
Thường thì chọn theo kinh nghiệm vì tuổi càng nhỏ thì càng khó có biểu hiện cụ thể để lựa chọn con thuần chủng. Để an tâm bà con hãy tìm mua ở những cơ sở uy tín, đáng tin cậy.
>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: Giá gà Đông Tảo giống. Trang trại bán gà đông tảo giống uy tín
2. Um gà Đông Tảo con
Nếu mua gà con mới nở, bà con cần làm lồng úm để giữ ấm cho gà giai đoạn gà còn đang yếu. Với quy mô 100 con gà con thì cần làm lồng úm có kích thước: 2x1x0,5 m.
Lồng úm phải kín gió, có lắp bóng đèn vàng, và được vệ sinh khử trùng sạch sẽ trước khi thả gà con vào úm.
3. Làm chuồng nuôi gà đông tảo
Có 3 mô hình làm chuồng: nếu có diện tích lớn thì cho gà thả vườn, nếu diện tích hẹp thì vừa nhốt vừa thả ở một khoảnh sân nhỏ, nếu không có diện tích thì nuôi nhốt hoàn toàn.
Nếu có 1 diện tích đủ rộng thì bà con nên nuôi gà Đông Tảo theo hình thức thả vườn vì chúng cần vận động để thịt ngon hơn và chân sẽ to hơn.
Nên chọn vị trí xây chuồng nơi cao ráo, thoát nước tốt, tránh gió lùa, ấm vào mùa có thời tiết lạnh. Hướng Đông hoặc Đông Nam để đón ánh nắng và tránh gió.
Vật liệu làm chuồng không cần loại đắt tiền, có thể tận dụng các loại tre nứa.
Nền chuồng nên đổ xi măng để dễ vệ sinh và tránh bị ẩm đọng nước.
Nên xây tường chuồng bằng gạch để đảm bảo độ bền, chiều cao cỡ 50 cm. Quây lưới xung quanh chiều cao khoảng 3 – 3,5 m.
Diện tích vườn cần thiết nếu nuôi 100 con là 40 – 60 m2.
Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống trong khuôn viên chuồng đảm bảo đủ cung cấp cho số lượng gà được nuôi.
4. Thức ăn cho gà Đông Tảo
Đối với những chú gà mới sinh 1 ngày tuổi, nên cho chúng ăn tấm hoặc có thể ăn bắp nhuyễn để ổn định tiêu hóa kết hợp với bổ sung đường và Vitamin C vào trong nước để cho gà uống.
Sang ngày tiếp theo, đã có thể cho gà ăn cám công nghiệp loại cho gà con (độ đạm trên dưới 20%).
Gà được 1 tháng tuổi cho ăn thức ăn công nghiệp có độ đạm loại 15%, có thể cung cấp thêm 1 lượng nhỏ các loại ngũ cốc như thóc, cám hay đạm động vật như trùn, giun … vào thời điểm trước khi ngủ.
Thời gian chuẩn bị xuất chuồng có thể tăng cường thức ăn hỗn hợp trộn sẵn cám, bắp. Cho ăn cả ngày không giới hạn lần ăn.
>> Mời bà con tham khảo bài viết chi tiết: Cho gà Đông Tảo ăn gì? Thức ăn cho gà Đông Tảo nuôi thịt và sinh sản
II. Lưu ý khi nuôi gà Đông Tảo
- Đến khi gà được 1 tháng tuổi, bắt đầu cho thả vườn, chú ý thời gian thả nên vào khoảng từ 8 – 9h sáng.
- Cũng giống như những giống gà khác, gà Đông Tảo cũng gặp một số bệnh thông thường của gà. Vì thế, để đàn gà khỏe mạnh, phòng chống được dịch bệnh thì ngoài vấn đề chăm sóc, cho ăn, bà con cũng nên chú trọng đến vấn đề vệ sinh chuồng trại.
- Rải trấu và dùng men vi sinh để xử lý phân. Khoảng 6 tháng thay đệm lót 1 lần.
- Mỗi ngày nên vệ sinh máng ăn máng uống, thay nước 1 lần.
- Đảm bảo che chắn tốt cho đàn gà, tránh gió lùa vì gà sẽ bị viêm phổi rất khó chữa trị.
- Tiêm phòng đầy đủ cho gà từ giai đoạn gà con đến giai đoạn trưởng thành, bố mẹ.