Bồ câu gà là một trong những loài chim thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. Mô hình nuôi loài chim này đã giúp nhiều gia đình đổi đời, thay đổi bộ mặt làng quê ở nhiều vùng trên cả nước. Tuy nhiên, cách nuôi chim bồ câu gà hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi để mang lại năng suất cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà cơ bản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Cách nuôi bồ câu gà khoa học
Chuồng nuôi bồ câu gà
Chuồng nuôi chim bồ câu gà thường là dạng chuồng nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi công nghiệp). Cũng có mô hình nuôi bán công nghiệp (kết hợp nuôi thả và nhốt chuồng) tuy nhiên ít được phổ biế. Chuồng nuôi phải bao gồm những phần sau:
Ô chuồng
Chuồng nuôi là yếu tố quyết định phần lớn đến năng suất của quá trình nuôi. Khác với những vật nuôi khác như gà, lợn thì chuồng chim bồ câu gà cần phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt là nhiều ánh sáng.
Chuồng nuôi chim bồ câu gà được làm từ khung gỗ hoặc thép và bao bằng thép B40. Mỗi ô chuồng thường có kích thước 50x50x50cm hoặc 40x50x60cm và được làm thành từng dãy nối dài nhau đặt dưới mái che. Chuồng chim cần được phân theo khu vực gồm chim sinh sản và chim thịt, mỗi ô chuồng chim sinh sản là 1 cặp chim và mỗi ô chim thịt là 4 – 5 con. Chuồng nuôi chim cần được đặt ở vị trí có thể tránh được các loài gây hại như rắn, chuột.
>> Tham khảo thêm bài viết: Cách làm chuồng nuôi chim bồ câu
Ổ đẻ
Chim bồ câu là loài có tập tính sinh sản rất đặc biệt đó là vừa đẻ trứng vùa nuôi con. Do đó, người nuôi cần chuẩn bị 2 ổ riêng biệt có đường kính 20 – 25cm và cao 8cm để chim sinh sản. Ổ đẻ thường làm từ rơm khô và luôn sạch sẽ. Người nuôi có thể đặt 2 ổ sát nhau nhưng khuyến khích thiết kế 2 tầng với ổ trứng ở trên và ổ con ở dưới.
>> Tham khảo thêm bài viết: Mô hình và kỹ thuật nuôi chim bồ câu sinh sản
Máng thức ăn và nước
Chim bồ câu gà ăn khá nhiều và chỉ ăn thức ăn sạch sẽ khô ráo. Do đó, máng thức ăn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của chim. Máng thức ăn chia làm 2 ngăn gồm thức ăn chính và thức ăn bổ sung. Kích thước máng dài 10-15cm và rộng 5-7cm nếu làm máng đơn và dài 25-30cm, rộng 5-7cm nếu máng đôi.
Chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn, do đó máng nước cần được đặt kế bên mang thức ăn và có kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn 1 tí.
Chọn bồ câu gà giống
Điều đầu tiên cần quan tâm khi mua chim giống là chọn những cặp chim đã được ghép đôi. Sau đó, bà con chọn đến chim trống và chim mái. Chim giống tốt có lông bụng dày và mượt, lanh lợi, mỏ xẻ, thân hình cân đối, không dị tật, đuôi nhọn.
Bà con nên mua chim từ 2 tháng tuổi trở lên để đảm bảo tỉ lệ sống sót và dễ chọn khi mua vì khi ấy chim đã gần như trưởng thành. Chim bồ câu gà hiện nay phổ biến nhất có các giống của Pháp, Mỹ với mức giá trung bình như sau:
- Chim bồ câu gà giống Pháp: 300,000 – 500,000/cặp (2-6 tháng tuổi)
- Chim bồ câu gà giống Mỹ: 400,000 – 1,500,000/cặp (2-6 tháng tuổi)
>> Tham khảo thêm bài viết: Giá các giống chim bồ câu ở Việt Nam
Chăm sóc chim bồ câu gà
Chim bồ câu gà rất dễ nuôi, mau lớn, sức đề kháng mạnh nên ít bệnh tật. Tuy nhiên, bà con nên nắm vững các kĩ thuật cơ bản trong quá trình chăm sóc chim bồ câu gà để thu được lợi nhuận cao nhất khi xuất bán.
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn cho chim bồ câu gà bao gồm:
- Thức ăn chính: hỗn hợp thóc, ngô, các loại đậu, cám viên. Khối lượng thức ăn vào khoảng 100g/chim trưởng thành và 40g/chim non.
- Thức ăn bổ sung: Hỗn hợp sỏi sạn nhỏ, khoáng Premix và muối ăn với tỉ lệ 10:85:5.
- Nước uống: Mỗi cặp chim bồ câu uống khoảng 100ml nước/ngày và có thay đổi theo mua nóng hoặc lạnh.
Một điều cần lưu ý là thức ăn và nước uống của chim cần được thay hàng ngày để tránh bị hư hỏng, ẩm mốc và nước bị bẩn.
>> Tham khảo thêm bài viết: Các loại thức ăn và chi phí thức ăn cho chim bồ câu.
Phòng ngừa bệnh dịch
Mặc dù chim bồ câu gà có sức đề kháng mạnh nhưng những biện pháp phòng ngừa bệnh dịch là rất cần thiết.
- Vệ sinh chuồng trại: Bồ câu là loại sống rất sạch sẽ nên nếu chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh sẽ làm ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của chim. Người nuôi cần thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, có thể là 2 lần/tuần.
- Dùng thuốc phòng bệnh: Các vitamin và khoáng chất có thể được trộn vào thức ăn hoặc nước uống để tăng sức đề kháng cho chim. Ngoài ra, người nuôi cần tiêm vacxin 3 lần/năm cho đàn chim. Tuyệt đối không để chim lạ, không rõ nguồn gốc tiếp xúc với đàn vì điều này có thể phá vỡ không gian nuôi khép kín và lây lan bệnh nếu có.
Như vậy, với những kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà như trên thì mỗi cặp chim giống sẽ đẻ 8 – 12 lứa/năm và mỗi lứa khoảng 2 trứng. Số lượng chim con có thể xuất bán sau 30 – 45 ngày với giá thành khá ổn định vào khoảng 100,000 – 120,000/kg.
Kết luận
Mô hình nuôi chim bồ câu gà có tiềm năng kinh tế rất lớn, có thể giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên bà con cần nắm rõ các kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình nuôi và nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận từ loài chim này. Chúc bà con thành công!
>> Tham khảo thêm bài viết: