Chuồng nuôi chim cút. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút khoa học


Chuồng nuôi chim cút ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi giống chim này. Chim cút là loài có sức để kháng tốt, tuy nhiên chuồng nuôi cần phải đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để chim phát triển khỏe mạnh. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút khoa học, cho năng suất và hiệu quả cao nhất.

Chuồng nuôi chim cút. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút khoa học

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút

Không gian nuôi

Trước khi tiến hành xây lắp lồng cũng như phân chia khu vực nuôi cút thì chúng ta phải chọn được một ví trí thích hợp. Vì đây là mô hình nuôi chin cút công nghiệp nên chim cút sẽ hoàn toàn ở trong nhà. Người nuôi cần thiết kế nhà nuôi nằm theo hướng Đông để đón nắng cũng như tránh gió lùa. Chim cút là loài ưa khô nên khu vực nuôi cần cao ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp dễ sinh bệnh cho chim.

Tiếp theo là phần mái che, bà con có thể làm từ nhiều loại vật liệu nhưng khuyến khích nhất là ngói hoặc tôn lạnh để sử dụng lâu dài và tránh nóng che mưa hiệu quả.

Ngoài ra cần lưu ý đến một số yếu tố khác như tránh khu vực nhiều tiếng ồn, khu vực bị ô nhiễm khói bụi, hóa chất công nghiệp…

Lồng nuôi

Hiện nay, đối với mô hình nuôi cút công nghiệp thì lồng nuôi có một số đặc điểm chung như sau:

  • Vật liệu: Khung thép và vây bằng lưới thép mạ kẽm để hạn chế rỉ sét. Không nên làm chuồng bằng gỗ vì dễ bị mối mọt và ảnh hưởng đến sức khỏe đàn chim
  • Cấu tạo: Nên chọn loại lưới mắt nhỏ để chim dễ di chuyển và chống chuột. Các lồng được thiết kế thành nhiều tầng để tiết kiệm diện tích và tăng số lượng đàn. Nóc lồng lót vật liệu mềm để tránh tổn thương vì chim cút hay nhảy. Lồng nuôi chim cút nên có chân cao 50cm để hạn chế các loài gây hại cũng như tạo không gian cao ráo.
  • Có tính linh động: Lồng được lắp ghép nên có thể dễ dàng tháo lắp và di chuyển khi cần thiết.

Chuồng nuôi chim cút. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút khoa học

Lồng nuôi chim cút được chia thành các loại sau:

  • Lồng úm: Đây là khu vực dành cho chim non dưới 10 ngày tuổi. Kích thước của lồng úm rất đa dạng và tùy theo diện tích nuôi để thiết kế. Mức trung bình của một lồng úm có kich thước 1.5x1x0.5m. Khung lồng làm bằng thép cây xây dựng và vây bằng lưới thép mạ kẽm 2.5mm ô vuông 0.8×0.8cm. Lồng úm cần có các bóng đèn sưởi để duy trì thân nhiệt cho chim non. Mỗi lồng có thể úm được khoảng 200 chim non.
  • Lồng hậu bị: Khu vực này dành cho chim đang trong giai đoạn phát triển có độ tuổi từ 11 – 30 ngày. Kích thước và vật liệu tương tự như lồng úm nhưng giảm nhiệt độ sưởi (giảm 20C/tuần) và thời gian sưởi vào ban đêm hoặc khi trời lạnh. Khu vực này chỉ nên nuôi với mật độ 100 – 120 cá thể/lồng.
  • Lồng cút đẻ: Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Lồng nuôi chim cút đẻ có kích thước 1×1.5×0.5m và vật liệu tương tự như trên. Tuy nhiên có 1 điểm khác biết đó là đáy lồng được làm có độ dốc 3 – 50 để trứng lăn ra máng hứng nhẹ nhàng, không bị vỡ. Mỗi lồng nuôi khoảng 25 – 30 cút mái.

Các loại lồng trên hiện nay được bán rất nhiều trên thị trường với mức giá dao động từ 100,000 – 150,000/lồng chất lượng tốt. Hoặc bà con cũng có thể tự mua vật liệu để làm chuồng theo ý muốn.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: Mô hình và kỹ thuật nuôi chim cút đẻ trứng

Chuồng nuôi chim cút. Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút khoa học

Các vật dụng đính kèm theo chuồng

Khi làm chuồng nuôi chim cút cần lưu ý đến các vật dụng đính kèm bao gồm:

  • Máng thức ăn được gắn phía ngoài lồng khi chim đã lớn và được đặt bên trong lồng úm. Kích thước máng thường là 5x50x2cm có lưới che trên mặt để tránh tình trạng thức ăn rơi vãi, hao hụt.
  • Máng nước uống được đặt kế bên máng thức ăn và có kích thước 5x50x4cm. Cả máng thức ăn và máng nước nên làm bằng vật liệu dẻo để tránh gây tổn thương cho chim.
  • Máng hứng trứng: Đây là bộ phận rất đặc biệt chỉ có ở mô hình nuôi chim cút. Khi chim cút vào độ tuổi đẻ thì mỗi ngày đẻ 1 trứng nên rất khó để thu gom trứng thủ công. Máng trứng được đặc bên ngoài lồng chim đẻ và ở phần chân dốc của đáy lồng. Kích thước dài bằng đáy lồng (5×1.5x3cm). Có thể lót thêm vải để hạn chế tối đa trứng bị nứt.

Kết luận

Trên đây là kỹ thuật làm chuồng nuôi chim cút được áp dụng tại nhiều trang trại chim cút lớn trên cả nước. Bà con có thể tự mình thử nghiệm mô hình chuồng chim cút theo hướng dẫn trên với quy mô nhỏ, trước khi thực hiện đầu tư quy mô lớn. Chúc bà con thành công và làm giàu từ mô hình chăn nuôi hiệu quả này.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

14 COMMENTS

  1. Cac bac cho cháu hoi. Kĩ thuật làm đệm lót chuồng cho chim cút với ạ. Cháu nuôi vây lưới chứ k nuôi lồng ạ

    • Nuôi vây lưới thì bạn có thể dùng rơm rạ bạn nhé. Nên dùng các loại vật liệu khô lót bên dưới để cách ly chim với nền, tránh ẩm thấp dễ gây bệnh.

  2. Chổ nào bán lòng nuôi vậy. Muốn nuôi khoảng 500 con thì cần bao nhiêu lòng nuôi. 0916318347

    • Tôi muốn nuôi khoảng 1000 chim cút thịt, 100 chim cút đẻ trứng. Vậy cần khoảng bao nhiêu cái chuồng nuôi chim? giá bao nhiêu tiền một cái chuồng? và mua chuồng nuôi chim ở địa chỉ nào ạ?

  3. minh muon nuoi 10ngan con thi het khoang bao nhieu long va gia tien ra sao .ai biet tv giup minh voi .va no co re hon chuong dong bang go ko / 0966080724

  4. cho mình hỏi thăm chút mình muốn mua giống và lồng nuôi thì mua ở đâu được vậy.
    tôi ở thanh hóa

  5. tôi muấn nuôi 5000 con thì bao nhiu chuồng thì đủ vậy. mua chuồng ở đâu vậy. giá mỗi chuồng là bao nhiu. 0964221167

  6. Chào các bac: tôi ở sơn la đang muốn làm mô hình nuoi chim cút thịt và đẻ trứng khoảng 1000 con
    Vậy mua gống ở đâu gần nhất và đảm bảo nhất

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here