Dê bị tiêu chảy: triệu chứng và cách chữa trị


Mô hình nuôi dê đang phát triển ở nhiều địa phương vì đây là nguồn thực phẩm rất giá trị trên thị trường. Thịt dê là một món ăn sang trọng, có mặt ở hầu hết các bữa tiệc. Chính vì vậy, nuôi dê đang giúp bà con có nguồn thu tốt, ổn định. Trong quá trình nuôi dê, tiêu chảy là bệnh rất dễ gặp, khiến sức khỏe dê kiệt quệ, giảm năng suất và chất lượng thịt. Vậy phải làm sao để điều trị và phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở dê? Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây!

Cách chữa trị dê bị tiêu chảy. Cách phòng bệnh tiêu chảy ở đê

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở dê

Nuôi dê tại Việt Nam phát triển nhiều ở các khu vực vùng núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ nhưng nguồn thức ăn lại thường khan hiếm. Đặc tính của loài dê là chịu được kham khổ, thức ăn nghèo nàn, thiếu chất dinh dưỡng.

Trong khi đó, dê lại chúng rất háu ăn, ăn nhiều nên có thể tái tạo đồng cỏ nhanh. Dê con khi mới sinh ra đã có 4 răng sữa nên chúng rất mau chóng thích nghi được với nguồn thức ăn mới bên cạnh sữa mẹ. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do khiến chúng dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất.

Dê con khi mới sinh ra, thể trạng còn yếu, nhất là bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi bà con thay đổi thức ăn đột ngột, cho ăn thức ăn không phù hợp với độ tuổi của dê hoặc dê con chưa được cho bú sữa mẹ đúng cách là những nguyên nhân hàng đầu khiến chúng bị bệnh tiêu chảy. Một số nguyên nhân khác là do vi khuẩn E.coli, Clostridium perfringens và Salmonella hoặc virut như rota và corona cũng khiến dê con bị đi ngoài.

Thông thường, nguyên nhân chủ yếu đến từ bà con chưa áp ụng kỹ thuật chăn nuôi đúng cách, đặc biệt là chuồng trại nuôi dê chưa đảm bảo vệ sinh, nuôi dê con thâm canh trong điều kiện chật chội, hoặc nuôi dê quảng canh trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và ẩm thấp. Thể trạng dê con rất yếu chúng không thể chống chọi được với các yếu tố khách quan bên ngoài.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy ở dê

Khi dê con mắc bệnh tiêu chảy thì chúng thường có dấu hiệu sau:

  • Phân thay đổi từ nhão đến loãng, thời gian mắc bệnh ngắn.
  • Nếu dê mắc bệnh nặng, đi ngoài phân loãng nhiều thì khả năng mất nước cao,  mồm khô, mất phản xạ bú mẹ, dê yếu không đứng dậy được.
  • Tiếp đó, dê sẽ bỏ ăn, nhu động đường ruột tăng rất mạnh càng làm cho dê bị đi ngoài nhiều hơn. Lúc này, phân đã chuyển sang có màu xanh, nhiều bọt và rất tanh hoặc hôi.

Tình trạng dê con bị đi ngoài nếu không xử lý nhanh chóng, kịp thời thì sẽ khiến dê nhanh chóng bị mất nước và chết. Bên cạnh đó thì khả năng lây lan sang các con dê con khác, các con dê yếu là rất cao.

Cách chữa trị dê bị tiêu chảy. Cách phòng bệnh tiêu chảy ở đê

Cách điều trị khi dê mắc bệnh tiêu chảy

Điều trị bệnh cho dê con cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau thì mới có két quả nhanh chóng. Trước hết bà con nên di chuyển dê con sang chuồng sạch sẽ, khô ráo để dê con được nghỉ ngơi. Tùy vào thể trạng, tình trạng bệnh của dê mà sử dụng các cách chữa sau đây.

I. Bổ sung điện giải, chống mất nước

Công thức 1:

Bà con dùng 10g muối tinh, 50g muối Biccarbonat natri (có thể mua tại các nhà thuốc thú y) và 120 ml mật ong trộn lận với nhau và hòa với  4,5l nước để cho dê uống với liều lượng 10% khối lượng cơ thể.

Liều lượng 2 – 4 lần/ngày, trong 2 ngày liền.

Đến ngày thứ 3 nếu dê con đỡ hơn thì giảm lượng dung dịch và tăng cường cho dê con bú sữa mẹ đến khi khỏi hoàn toàn.

Công thức 2:

Bà con dùng 10g muối tinh và 10g muối Biccarbonat natri hòa với 2,5l nước và cho uống như ở công thức 1.

Có thể sắc nước các loại lá, quả như thân lá sim, mua, búp ổi, hồng xiêm, cỏ sữa …  thay thế nước pha càng tốt.

II. Dùng cách chữa dân gian

Một số mẹo chữa dân gian bằng cách đun 1 nắm lá Mơ giã lấy nước + 1 nắm trái sung khô hoặc sung chín cho uống liên tục trong 3 ngày thì dê con cũng sẽ khỏi bệnh.

III. Dùng thuốc kháng sinh (nên hạn chế)

Tiêu chảy ở dê là bệnh phổ biến, nếu không quá nặng thì không cần thiết dùng kháng sinh. Kháng sinh có thể làm giảm chất lượng thịt của dê, làm tăng tình trạng kháng kháng sinh, khiến bệnh khó chữa hơn về sau. Tuy nhiên, nếu các biện pháp dùng nước điện giải hoặc cách dân gian không hiệu quả, bà con có thể sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Trên thị trường thường có thuốc pha sẵn chuyên trị tiêu chảy ở gia súc EMITAN. Bà con có thể tìm mua và cho uống theo hướng dẫn trên bao bì. Bên cạnh đó là kháng sinh tiêm MAXFLO XASIN đặc trị ecoli ở gia súc. Liều lượng tiêm và cách tiêm nên do bác sĩ thú y chỉ định và thực hiện.

Chúc bà con thành công!

Lưu ý chăm sóc dê con khi bị tiêu chảy bà con phải chú ý tuân thủ theo nguyên tắc, liều lượng của từng loại thuốc. Nên phòng bệnh bằng cách cho dê con bú sữa mẹ ngay từ khi sinh ra, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và tập cho dê con ăn thức ăn mới từ từ, từng ít một.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here