Nghề nuôi thỏ khá nhàn rỗi, đem lại thu nhập ổn định trong khi lại không cần cần nhiều diện tích, chỉ vài trăm mét vuông đất là đã có thể thiết kế chuồng nuôi từ vài trăm đến vài ngàn con thỏ. Thức ăn cho thỏ phong phú (rau củ, cây cỏ, dây lang, dây đậu …và nhiều loại cây trái khác). Trừ chi phí con giống, chuồng trại và thức ăn, người chăn nuôi có lãi từ 40.000-50.000đ/con. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bà con cách nuôi thỏ thịt và thỏ sinh sản đạt năng suất cao.
Kỹ thuật nuôi thỏ thịt và thỏ sinh sản
Trong chăn nuôi thỏ, nếu biết cách áp dụng các kỹ thuật nuôi hiện đại, công tác phòng bệnh tốt sẽ cho năng suất cao, tỷ lệ hao hụt thấp, mang lại kinh tế ổn định cho các hộ gia đình muốn cải thiện sinh kế.
1. Chuẩn bị trước khi nuôi thỏ
Chuồng thỏ và dụng cụ cần thiết
Nếu xác định nuôi thỏ nhốt (chứ không thả rông) thì chuồng nuôi nên đảm bảo những yếu tố cở bản như thông thoáng, không quá nóng, quá lạnh, dễ dàng vệ sinh.
Lồng nuôi phải dạng hình hộp chữ nhật, kích thước chung 1×0,6×0,5m. Mỗi lồng có thể nuôi 4 con tùy vào giai đoạn tăng trưởng (chia ra làm 2 ngăn). Có dạng 1 tầng và 2 tầng. Lồng nuôi thỏ thịt có thể nuôi chung, khoảng 10 con/lồng.
Nên có dụng cụ để đồ ăn, thức uống (không nên cho ăn trực tiếp dưới sàn lồng, dễ gây mất vệ sinh).
Ổ để thỏ đẻ nên dùng giỏ bằng nhựa, hình hộp không quá lớn (chiếm diện tích) khoảng 0,5×0,35m.
>> Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Hướng dẫn làm chuồng nuôi thỏ đơn giản
Chọn thỏ giống
Thường khi nuôi thỏ lần đầu, bà con không có thông tin về con bố mẹ của thỏ con mình muốn mua, do đó chúng ta chỉ có thể nhìn vào hình thức bên ngoài. Hãy chọn những con giống có ngoại hình hội tụ được những đặc điểm sau:
Thỏ đực con: cơ thể cân đối, khỏe, chân cứng vững, bộ phận sinh dục phát triển đều, lông mượt.
Thỏ cái con: chân cũng phải vững, nhìn nhanh nhẹn, đặc biệt phần khung xương chậu phải rộng để dễ sinh, có đủ số vú trên bụng (8-10).
>> Tham khảo thêm bài viết: Các giống thỏ ở Việt Nam. Giá thỏ giống và thỏ thịt các giống hiện nay
2. Kỹ thuật chăm sóc thỏ
Thức ăn cho thỏ
Nên cho thỏ ăn gì để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và sinh trường tốt? Bà con có thể áp dụng công thức thức ăn sau:
Loại thỏ | Các loại thức ăn (g/con/ngày) | |||
Hỗn hợp | Thô xanh | Củ quả | TĂ khác | |
0,5-1kg | 20-30 | 60-130 | 20-45 | 10-15 |
1-2kg | 70-120 | 200-300 | 25-50 | 25-35 |
2-3kg | 120-150 | 300-400 | 70-100 | 30-40 |
Cái có thai | 150-200 | 450-500 | 150-200 | 50 |
Cái nuôi con | 200-250 | 600-800 | 200-300 | 70-100 |
Nguồn: Đinh Xuân Bình “Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ” ,
Với nguồn thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn tự phối trộn (ngô, sắn, đậu, mì …) hoặc mua sẵn có trên thị trường; thức ăn thô xanh là các loại rau, lá cây. Nên cho thỏ ăn 2 lần/ngày (sáng – chiều muộn) vào các khung giờ cố định để tạo thói quen sinh hoạt.
Chăm sóc thỏ thịt
Sau khi cai sữa (thỏ được 1 tháng), thỏ con có thể đạt khoảng 0,5kg. Có thể áp dụng cho ăn theo công thức như trên. Đến tháng thứ 2 có thể cho thỏ ăn những nguồn dinh dưỡng có nhiều chất đạm, xơ, khoáng để thúc thỏ lớn nhanh. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4 là đã có thể xuất bán, không nên để lâu.
Chăm sóc thỏ sinh sản
Thỏ cái sẽ có nhu cầu phối giống khi được khoảng 16-20 tuần tuổi. Thỏ sẽ mang thai trong khoảng 1 tháng. Thời gian thỏ đẻ khá nhanh chỉ trong vòng chưa đến 30 phút. Mỗi lần thỏ có thể đẻ 5-6 con. Nên túc trực để hỗ trợ thỏ mẹ khi cần thiết.
Sau khi thỏ mang thai và nuôi con áp dụng công thức thức ăn đã được đề cập ở trên. Có thể bổ sung thêm các dưỡng chất và khánh sinh để thỏ mẹ nhanh lại sức và sớm phục hồi sức khỏe.
>> Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Kỹ thuật nuôi thỏ sinh sản và chăm sóc thỏ sau khi sinh