Trong quá trình chăn nuôi vịt, rất khó tránh khỏi những lúc vịt bị bệnh. Và nếu 1 con bị bệnh dễ lây cho cả đàn. Để nhanh chóng ngăn chặn bệnh ở vịt lây lan, người nuôi cần nhận biết sớm những dấu hiệu bệnh cũng như cách điều trị đúng. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các bệnh thường gặp ở vịt có triệu chứng ra sao và điều trị như thế nào.
1. Bệnh giun chỉ
Khi vịt mắc bệnh giun chỉ, chúng sẽ rất chậm phát triển mặc dù ăn tốn thức ăn. Đặc biệt, thịt của những con vịt mắc bệnh này sẽ không ngon. Đây là loại kí sinh trùng thường có ở vịt từ 3 – 8 tuần tuổi. Tỉ lệ vịt ở giai đoạn này mắc bệnh giun chỉ khá cao, đặc biệt ở nước ta có khí hậu ôn đới.
+ Biểu hiện:
Giun chỉ là loại kí sinh dưới da của vịt dài khoảng vài cm, thậm chí lên đến 8cm. Nơi có giun chỉ trú ngụ, vùng da đó sẽ bị viêm và u lên thành 1 cục dày. Chỉ cần bằng mắt thường, bạn cũng dễ dàng quan sát thấy, càng rõ rang hơn khi bạn sờ tay vào da vịt thấy những cục cứng đó. Giun chỉ thường tập trung sống ở vùng cổ của vịt.
+ Trị bệnh:
Mặc dù tỉ lệ mắc giun chỉ cao nhưng cách điều trị khá đơn giản, chỉ cần tiêm vào ổ ký sinh trùng đó – tức vùng da có cục u khoảng 2ml thuốc tím Kmn04, dung dịch Iodine 1\5, dung dịch Natri Chloride Nacl. Chỉ sau 1 tuần, kí sinh trùng sẽ chết. Dân gian cũng có 1 cách để trị giun chỉ này chính là bóc bỏ đi khối u để loại bỏ giun, sau đó bôi vôi vào để sát trùng.
2. Bệnh nấm phổi
Đây là bệnh lây qua đường hô hấp khi chuồng trại không đạt độ thông thoáng theo tiêu chuẩn hoặc do thời tiết khiến chuồng trại bị ẩm mốc. Tết bào nấm phát triển mạnh, có cả ở trong thức ăn của vịt, sau đó lây truyền vào túi khí, phổi. Khi mắc bệnh này, tỷ lệ chết của vịt lên đến 50%.
+ Biểu hiện:
Vịt sẽ ăn ít hơn, thở khò khè và đi nặng nhọc, khi thở vịt phải cố gắng vươn cao cổ và có nước dãi chảy ở mũi ra. Sờ vào vịt, bạn sẽ thấy thân nhiệt vịt nóng hơn, phân có mùi hôi thối và vịt xuống cân rất nhanh.
+ Điều trị:
Đầu tiên cần phòng tránh bệnh bằng cách dùng thức ăn mới, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ đảm bảo độ thoáng. Tách những con vịt bệnh ra khỏi đàn vịt khỏe, bổ sung nhiều vitamin A vào thức ăn của vịt kết hợp với thuốc Vimetadin – 56 với liều lượng 2g/ 1kg thức ăn.
3. Bệnh cúm
Bệnh cúm thường gặp ở vịt con do sức đề kháng của vịt con chưa tốt. Đây là bệnh do virut cúm gây ra. Thường vịt nuôi trong chuồng lạnh, thức ăn kém sẽ dễ mắc bệnh này.
+ Biểu hiện:
Vịt hắt hơi sổ mũi, khó thờ, gầy yếu, thậm chí còn co giật nếu bị cúm nặng.
+ Cách điều trị:
Phòng bệnh cúm cho vịt bằng cách vệ sinh thường xuyên chuồng trại đặc biệt máng để thức ăn, nước uống. Cung cấp cho vịt nguồn thức ăn mới, đủ dưỡng chất. Còn điều trị nên dùng terramycie trộn cùng thức ăn liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày, vịt sẽ khỏe trở lại.
4. Bệnh dịch tả
Bệnh dịch tả hay còn gọi là bệnh phù, thường mắc phải ở vịt từ 15 – 40 ngày tuổi do 1 loại virut mang tên Herpes gây ra.
+ Triệu chứng:
Mắt vịt lờ đờ, đi lại chậm chạp, nước không muốn uống. Khi mắc bệnh nặng hơn thân nhiệt vịt cao hơn, chân bị liệt, khó đi lại, đầu rũ vào cánh và dễ bị chết đột ngột. Nếu vịt đực chết, dương vật còn lòi ra ngoài.
+ Cách điều trị:
Với vịt đã bị bệnh cần phải tiêu hủy ngay theo quy định để tránh lây lan rộng ra các vịt khỏe, gây tỉ lệ tử vong cao. Đưa hẳn đàn vịt đang nuôi sang khu vực khác. Khi chuồng vịt trống, tiến hành xử lý tẩy uế chuồng trại. Đàn vịt khỏe cho uống kháng sinh để tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, bạn nên tiêm phòng vắc xin chống bệnh dịch tả từ sớm cho vịt sẽ hiệu quả hơn.
5. Bệnh huyết trùng
Bệnh huyết trùng có thể mắc phải ở vịt ở nhiều độ tuổi khác nhau do vi trùng Pasteurella multocida gây ra.
+ Biểu hiện:
Vịt chảy nước mũi, khó thở, khi chết xác có dấu hiệu tụ máu, phần nội tạng bị xuất huyết. Nếu vịt sống sót qua bệnh này, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính nhưng bị gầy ốm, bị liệt, bị viêm màng não, bị nghẹo cổ.
+ Cách điều trị:
Vào thời điểm mùa mưa, cần bổ sung vitamin A trong thức ăn của vịt. Tách riêng vịt bệnh với vịt khỏe, nếu vịt chết phải chôn thật sâu. Dùng vôi bột rắc quanh chuồng vịt tẩy uế, diệt khuẩn. Đồng thời với vịt bệnh cần thực hiện như sau:
- Tiêm cho vịt bằng Erysultrim 1ml/10kg
- Uống, ăn bổ sung thêm Cogenr 2g/lít hay 4g/kg thức ăn.
6. Bệnh E.coli
Đây là bệnh rất phổ biến và khi đã mắc phải, đàn vịt sẽ bị thiệt hại nhiều. Bệnh E.coli do vi khuẩn E.coli xâm nhập từ khi vịt con còn trong trứng. Vi khuẩn sẽ đi qua vỏ trứng, gieo mầm bệnh cho vịt còn chưa nở.
+ Biểu hiện:
Túi khí của vịt sẽ bị căng đầy, bị đục. Khi vi khuẩn E.coli phát triển nhiều sẽ bị nhiễm trùng máu, xuất hiện các lớp màng bao quanh nội tạng đặc biệt tim hay gan, thận, lá lách. Ngoài ra, vịt còn bị tiêu chảy nên tỉ lệ chết rất cao.
+ Cách điều trị:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đặc biệt khu vực ổ trứng của vịt. Ngay từ khi vịt mới nở, cho vịt uống kháng sinh E.coli bằng cách trộn với nước. Nếu vịt đã có những biểu hiện bệnh rõ rang, nên dùng Norfloxacin 200: 1cc/3-4 lít nước hoặc Enro-trimecol: 1g/1,5 lít nước hoặc 1,5g/kg thức ăn.