Các bệnh thường gặp ở dê. Cách phòng ngừa, điều trị các bệnh ở dê


là loài gia súc dễ nuôi và có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, một số vấn đề bệnh tật ở dê có thể làm sụt giảm mạnh năng suất cũng như chất lượng dê, và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận chăn nuôi. Bài viết sau đây, Triệu Phú Nông Dân sẽ cung cấp cho bà con thông tin về các bệnh thường gặp ở dê và biện pháp phòng ngừa, điều trị. 

Các bệnh thường gặp ở dê. Cách phòng ngừa, điều trị các bệnh ở dê

Các bệnh thường gặp ở dê các cách điều trị

1. Bệnh tiêu chảy:

Nguyên nhân, biểu hiện: Do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu mốc. Dê thường đau bụng, khó chịu, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc nát.

Điều trị: Cho uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim kết hợp với cloramfenicon ngày 2-4 viên/ con trưởng thành.

2. Bệnh chướng bụng, đầy hơi:

Nguyên nhân, biểu hiện: Do thức ăn thiu mốc, giàu đạm hoặc thay đổi đột ngột,…Dê bị bệnh thành bụng bên trái thường căn, chướng to, gõ tiếng bùm bụp, dê khó thở, sùi bọt mép,…

Điều trị: Lấy 1-2 củ tỏi giã nhỏ hòa vào 100ml rượu hoặc dấm cho dê uống và nhấc 2 chân trước lên để dê ở trạng thái đứng, xoa bóp bụng nhiều lần cho dê ợ hơi, trung tiện được.

3. Bệnh viêm vú:

Nguyên nhân, biểu hiện: Do vệ sinh vú không sạch, vắt sữa không đúng cách làm bầu vú viêm đỏ, sưng đau.

Điều trị: Chườm nóng vú nhiều lần bằng nước nóng có pha muối 5%. Sau đó đắp cao tan cho vú.

4. Bệnh đau mắt:

Nguyên nhân, biểu hiện: Do chuồng trại bẩn, chật chội, do vi khuẩn tấn công mắt. Dê bị bệnh thì mắt đỏ, sưng, nước mắt chảy nhiều, nặng có mủ.

Điều trị: Nhỏ thuốc đau mắt (sunfat kẽm 10%), rửa nước muối sau đó bôi mỡ tetraxilin ngày 2-3 lần.

5. Bệnh loét miệng truyền nhiễm:

Nguyên nhân, biểu hiện: Do vi trùng xâm nhập hoặc ăn thức ăn già cứng xây sát nhiễm trùng miệng. Dê bị loét miệng thì miệng sưng to, nóng rát, lở loét, khó nhau nuốt, nước dãi thối.

Điều trị: Rửa nước loét bằng nước muối loãng hoặc oxy già sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh. Có thể dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần để khỏi bệnh (không khuyến nghị).

6. Bệnh giun sán:

Nguyên nhân, biểu hiện: Vệ sinh kém nguồn thức ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh,…làm giun sán xâm nhập và phát triển trong dê. Dê bị giun sán biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng vẫn gầy, thiếu máu, đau bụng, ỉa nhão đến lỏng.

Điều trị: Cho dê con và dê mẹ uống levamisole (mua ở hiệu thuốc) để tránh bị giun tròn, dùng DextrinB để phòng và điều trị cho dê mắc bệnh. Đồng thời cho dê ăn uống sạch, không cho dê ăn cỏ vùng ngập nước, mất vệ sinh, vệ sinh sạch chuồng trại.

>> Mời bà con tham khảo thêm bài viết: 

Các bệnh thường gặp ở dê. Cách phòng ngừa, điều trị các bệnh ở dê

Biện pháp phòng ngừa bệnh cho dê

Để hạn chế và phòng ngừa một số loại bệnh gây hại cho dê cần tuân thủ, thực hiện những nguyên tắc vàng dưới đây:

1. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành, môi trường sống cho dê xanh, sạch (mỗi tuần nên quét dọn, vệ sinh chuồng 1-2 lần).

2. Cho dê ăn thức ăn tốt, nhiều dinh dưỡng, sạch sẽ, nước uống trong lành. Không sử dụng các thực phẩm bẩn hay ôi thiu, ẩm mốc.

3. Tiêm vắc xin đầy đủ cho dê lúc còn bé và trưởng thành (tham khảm cơ sở y tế gần nhất tại địa phương) và tẩy giun sán thường xuyên cho dê.

4. Bà con nên trau dồi những kiến thức thú y cơ bản trong quá trình chăn nuôi dê và có hướng điều trị phù hợp nếu dê bị bệnh nặng.



Bà con muốn mua hoặc bán cây giống, con giống?

Đăng Bán / Mua

HÃY CHIA SẺ SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT?! (Bình luận của bạn sẽ hiển thị sau khi được quản trị viên phê duyệt)

Please enter your comment!
Please enter your name here